Khi mức độ cholesterol trong cơ thể tăng, nó sẽ gây ra tắc nghẽn mạch máu, các vấn đề tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Hãy chú ý 10 nguyên nhân dưới đây để thay đổi lối sống cũng như thói quen hàng ngày của bạn.
1. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Tiêu thụ chất béo bão hòa có thể gây ra cholesterol cao. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thực phẩm như thịt đỏ, bơ, pho mát, bánh ngọt… Bạn phải tránh hoặc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này.
2. Yếu tố di truyền
Nếu gia đình của bạn có tiền sử bị cholesterol cao, thì có lẽ đó là một lý do để bạn bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của mình. Cholesterol cao di truyền có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não hoặc đột quỵ.
3. Thừa cân
Béo phì hoặc thậm chí chỉ đơn giản là hơi thừa cân cũng là một nguyên nhân gây ra mức cholesterol trong máu cao. Bên cạnh đó, béo phì cũng gây ra tắc nghẽn mạch máu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bạn.
4. Lười vận động
Những người thường xuyên ngồi hoặc nằm cả ngày có nguy cơ bị cholesterol cao rất lớn. Một cuộc sống năng động có thể làm giảm triglyceride (thủ phạm làm tăng cholesterol trong máu) và cũng giúp bạn duy trì trọng lượng.
5. Rượu
Uống rượu thường xuyên có thể gây tổn hại gan, tim mạch, cơ bắp, dẫn đến huyết áp cao và làm cho mức độ cholesterol trong cơ thể tăng lên.
6. Tuổi tác và giới tính
Mức cholesterol tự nhiên bắt đầu tăng khi bạn ngoài 20 tuổi. Mức cholesterol thường tăng cao khi bạn ở tuổi 60 – 65, trong cả hai giới. Phụ nữ thường có mức cholesterol thấp trước khi vào tuổi mãn kinh. Nhưng sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể có mức độ cholesterol cao hơn hơn so với nam giới.
7. Thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng mức độ triglycerides. Vì vậy, trước khi uống, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ kê đơn.
8. Hút thuốc
Hút thuốc lá đóng một vai trò quan trọng trong việc làm tăng mức độ cholesterol. Nó làm giảm cholesterol tốt cũng như giảm tuổi thọ của bạn. Vì vậy, bỏ hút thuốc để duy trì ổn định mức cholesterol.
9. Căng thẳng
Khi căng thẳng, nhiều người thường giải tỏa bằng cách hút thuốc, uống rượu hoặc ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo. Do đó, căng thẳng kéo dài có thể khiến cholesterol trong máu tăng lên.
10. Bệnh tật
Một số bệnh như tiểu đường và suy giáp cũng làm tăng mức độ cholesterol trong cơ thể. Vì lý do này, bạn hãy thường xuyên thực hiện kiểm tra sức khỏe để kiểm soát tốt lượng cholesterol cũng như giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh.