Những ngày gần đây, thời tiết cả nước ẩm ương, mưa mãi không dứt và dù muốn dù không, đôi khi điện thoại ta không tránh khỏi cảnh bị thấm nước mưa, vậy phải xử lí thế nào để điện thoại không hư?
Thời tiết ẩm ương, mưa gió không dừng như những ngày hôm nay thì thật khó lòng để giữ cho chiếc điện thoại khô ráo, càng khó hơn nếu bạn làm công việc phải chạy thường xuyên ngoài đường và bắt máy để nghe tin liên tục.
Không cần ướt mèm, mà chỉ cần ẩm đôi chút thôi là điện thoại của bạn đã bị ảnh hưởng rất nhiều đến vi xử lí, gây ra chập, giật…Thay vì tốn bộn tiền để đem đến tiệm sửa chữa, bạn hoàn toàn có thể cấp cứu nhanh chiếc điện thoại ẩm của mình sau khi đi mưa về bằng những mẹo sau.
1. Tắt nguồn điện thoại
Đầu tiên bạn hãy tắt nguồn điện thoại và chỉ mở lại khi chắc chắn rằng nó đã thực sự khô ráo nếu không muốn gây ra các hiện tượng chập điện, cháy vi mạch đáng tiếc.
2. Lau khô điện thoại
Nếu điện thoại của bạn thuộc dạng pin rời, hãy nhanh chóng tháo pin ra khỏi thân máy, sau đó dùng một chiếc khăn mềm hút nước lau kĩ càng lớp vỏ điện thoại cùng các bộ phận bên trong.
3. Lấy thẻ sim ra
Việc kế tiếp cẩn làm để bảo vệ điện thoại là hãy tháo thẻ sim của bạn ra nhé, lau khô thẻ vè khe chứa thẻ
4. Tháo rời các thiết bị đi kèm
Tắt và rút phích cắm các thiết bị bên ngoài, chẳng hạn như tai nghe, thẻ nhớ, và các tiện ích khác mà có thể bao gồm các lỗ hoặc nứt trong điện thoại của bạn (như bìa và phim bảo vệ).
5. Nhờ cậy đến máy hút bụi cầm tay
Nếu bạn có một máy hút bụi cầm tay, sử dụng nó để thổi nước ra khỏi điện thoại của bạn. Để thổi bay độ ẩm còn lại trong điện thoại, dùng máy thổi từng phần của điện thoại trong 20 phút – và đừng quên liên tục quay đổi bên thiết bị, thổi nó từ tất cả các bên.
Giữ điện thoại một khoảng cách tương đối từ máy hút bụi, không để sát phần đầu hút áp với máy, nếu không muốn gây hư hỏng điện thoại thêm.
6. Không dùng máy sấy tóc để sấy khô điện thoại
Không sử dụng máy sấy tóc để làm khô điện thoại. Điều này sẽ chỉ đẩy nước sâu hơn vào các thiết bị và đặc biệt nguy hiểm đối với các thành phần điện tử cốt lõi của điện thoại. Nhiệt từ máy sấy cũng có thể làm tan chảy một số bộ phận của điện thoại.
7. Nhờ cậy đến gói hút ẩm
Bạn có thể thử làm khô điện thoại của bạn bằng cách đặt nó vào một túi nhựa chứa đầy gạo. Gạo có khả năng hút ẩm và hút tất cả các nước từ điện thoại và pin ra. Cách làm khô này phải mất ít nhất 2-3 ngày, có thể quá trình này chậm thôi nhưng cũng hiệu quá lắm.
Hoặc bạn có thể dùng gói hút ẩm có trong các bịch thức ăn khô, trong hộp giày…để giúp hút ẩm phần nước dư thừa trong điện thoại ra. Kiểm tra điện thoại liên tục trong suốt 6 giờ đầu tiên, nếu nhận thấy có vết tích của hơi nước hãy dùng khăn thấm sạch hoặc dùng máy hút bụi thổi bay hơi.
8. Tắm nắng cho điện thoại
Sau khi thực hiện chế độ hút ẩm, bạn có thể mang điện thoại đi phơi nắng để điện thoại có thể khô hoàn toàn. Bạn đặt điện thoại và phơi nắng trong vòng một giờ, điều này sẽ giúp bay hết hơi ẩm còn sót lại trong điện thoại.
9. Kiểm tra sau 24h
Sau ít nhất 24 giờ, kiểm tra điện thoại của bạn và chắc chắn rằng nó thật khô. Kiểm tra tất cả các cổng, các ngăn, và các vết nứt. Nếu các thiết bị trông khô và sạch sẽ, bạn có thể thử đặt lại pin vào. Đặc biệt chú ý đến bất kỳ tiếng động lạ nó có thể làm khi bật: nếu bạn nghe thấy một cái gì đó như tiếng xẹt điện, hãy dừng việc mở nguồn lại.
10. Nếu đã thử hết cách mà vẫn không thể mở nguồn
Hãy liên hệ với trạm bảo hành và đừng giấu diếm việc điện thoại của bạn bị vào nước cũng như những động thái xử lí hút ẩm mà bạn đã làm để cứu vãn chiếc điện thoại của mình. Khi hiểu rõ vấn đề, các chuyên gia sẽ dễ dàng đoán ra bệnh của điện thoại và giúp bạn giải quyết nhanh chóng hơn.
Một số lưu ý cần biết khi điện thoại bị ướt
– Nếu điện thoại của bạn rơi vào nước muối, lau lại bằng nước sạch để loại bỏ các tinh thể muối đó rồi hãy bắt đầu công cuộc làm khô.
– Đừng dùng máy hút bụi để sấy điện thoại khi chúng còn ướt sũng, bạn có thể bị điện giật.
– Làm khô thật khô điện thoại trước khi sạc nó, nếu không muốn điện thoại cháy tanh bành
– Đừng để điện thoại của bạn ở chỗ nóng quá lâu, một số bộ phận của nó có thể bị tan chảy. Không làm nóng pin – nó có thể bị rò rỉ hoặc thậm chí gây nổ.
Nguồn: Phununews