Mẹo tránh bị “luộc” linh kiện khi sửa điện thoại ngoài tiệm, ai cũng nên biết

Chỉ với vài mẹo nhỏ đơn giản, bạn có thể hạn chế tối đa việc bị “luộc” linh kiện khi đem điện thoại đi sửa ở cửa hàng.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có rất nhiều cách để kỹ thuật viên đánh tráo hoặc “luộc” linh kiện chính hãng trên điện thoại, việc này thường xuyên xảy ra tại các cửa hàng sửa chữa không đàng hoàng.

Smartphone đang ngày càng có xu hướng mỏng hơn, do đó, thiết bị sẽ rất dễ hư hỏng khi bị va đập hoặc rớt xuống đất, đặc biệt là phần màn hình. Tuy vậy, trước khi mang điện thoại đi sửa chữa, bạn hãy tự xác định mức độ hư hại để tránh bị kỹ thuật viên “vẽ” thêm bệnh nhằm tăng chi phí.

Một số trường hợp thường gặp khi đi sửa điện thoại:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

– Bị tráo đồ, luộc linh kiện và thay thế bằng các thiết bị rẻ tiền của Trung Quốc, dẫn đến việc màn hình bị ố vàng, nhợt nhạt, pin mau hết, loa rè, sóng yếu…

– Nếu kỹ thuật viên yếu tay nghề, họ có thể sửa linh kiện này và làm ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác.

– Bị giữ máy trong nhiều ngày.

– Không có chế độ bảo hành cho các linh kiện thay thế…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Làm cách nào để hạn chế?

Để tránh gặp phải các trường hợp trên, trước khi mang máy đi sửa chữa, bạn hãy nhờ người quen có kinh nghiệm kiểm tra giúp.

– Tìm các trung tâm, cửa hàng lớn có uy tín để thay thế.

– Trước khi giao máy, bạn nên chụp ảnh lại mọi thứ, số series, ký tên lên main, bộ nhớ để làm dấu…

– Nên đến các dịch vụ sửa chữa lấy liền và theo dõi kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp hoặc thông qua camera.

 Kiểm tra toàn diện iPhone bằng ứng dụng Phone Doctor Plus.
Kiểm tra toàn diện iPhone bằng ứng dụng Phone Doctor Plus.

– Nếu cửa hàng báo giá linh kiện thay thế và không kèm thời gian bảo hành, nhiều khả năng đây là dỏm và kém chất lượng.

Khi sửa xong, bạn có thể cài đặt ứng dụng Phone Doctor Plus để kiểm tra lại iPhone. Đầu tiên, bạn nhấn Start và làm theo các bước hướng dẫn, đánh giá từng chức năng bao gồm đèn flash, loa và micro, Wi-Fi, GPS, cảm ứng, camera…

Nếu đang xài Android, người dùng chỉ cần cài đặt ứng dụng Test Your Android. Phần mềm cho phép bạn kiểm tra mọi thứ từ Touch Screen(màn hình cảm ứng), Monitor Color (điểm chết màn hình), Sound/Vibrate (âm thanh/độ rung), Front Camera/Back Camera (camera trước/sau), Wi-Fi…

Để kiểm tra lại toàn bộ thông tin liên quan đến phần cứng, bạn hãy chuyển sang thẻ Information. Ứng dụng liệt kê rất đầy đủ thông tin về CPU/Memory, Hardware, sức khỏe pin, SIM card…

Hy vọng thông tin trên giúp ích được cho mọi người.

Theo webtretho

Xem thêm video người đàn ông đánh phụ nữ dã man ngoài đường

Related Posts

21 mẹo đơn giản giúp quần áo của bạn luôn hoàn hảo nhất, muốn làm mềm áo da hãy đọc số 10

Bạn sẽ làm gì nếu vết rượu vang loang lổ trên chiếc áo trắng giặt mãi không sạch, đôi giày mới đặt lại không vừa chân? Bỏ…

Làm sữa chua túi ăn mỗi ngày, 1 tuần giảm 7kg, da dẻ còn trắng hồng, tiếc gì không thử

Giảm 7kg trong 1 tuần chỉ bằng cách ăn sữa chua túi, tội gì không thử phải không nào.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Nhân viên khách sạn 5 sao tiết lộ bí quyết giúp nhà tắm luôn sạch thơm như mới

Để việc vệ sinh phòng tắm không còn là nỗi ám ảnh, bạn hãy đọc những mẹo vô cùng đơn giản dưới đây.Thank you for reading this…

Gắn 2 chai nhựa vào quạt bạn sẽ có chiếc ‘điều hòa không khí’ siêu tiết kiệm

Chỉ bằng 2 chai nhựa bạn hoàn toàn có thể tự chế “chiếc điều hòa” không khí giúp giảm nhiệt độ trong phòng.Thank you for reading this…

Mẹo tìm lại tin nhắn đầu tiên của bạn trên Facebook

Những dòng tin nhắn đầu tiên của bạn trên Facebook có thể là những kỉ niệm, những hồi ức về một thời đã xa.Thank you for reading…

10 Kiểu thắt dây giày vừa đẹp vừa đơn giản mà ai cũng phát mê!

Trước giờ bạn chỉ biết 1 kiểu thắt dây giày? Như vậy sẽ rất nhàm chán. Hãy xem 10 kiểu thắt dây giày đẹp, lạ sau đây…