Các mẹ à, năm nào chị em nhà mình cũng nhức óc với mấy chi phí Tết, nào là sắm sửa nhà, mua đồ cúng, trang trí,…và phải tính toán chuyện bỏ phong bì, quà biếu chúc TẾT. Bà chị dâu nhà em cứ sau Tết là than vãn đủ kiểu nên để tránh tình trạng trên, giờ em bày cho các chị các mẹo để ăn cái Tết đúng lễ mà không bị thiếu trước hụt sau nè.
Tiền lì xì là niềm vui của trẻ con nhưng lại là nỗi lo của người lớn. Hầu như ai cũng nghĩ sai về tiền lì xì nên ai cũng ngán ngẩm Tết nhất. Em thấy trước mắt là bà chị nhà em là minh chứng. Tiền lương thưởng cũng khá mà chẳng có năm nào thấy bả vui vẻ đón cái tết. Toàn là khóc trước 3 ngày, vui được 3 mùng rồi lại khóc tiếp cả tháng.
Hồi xưa em không suy nghĩ gì nhiều tới mấy chuyện tiền nong dịp Tết, nhưng bây giờ cũng 25-26 tuổi đầu. Ngồi tâm sự với mấy chị trong nhà mà khôn ra chút ít. Qua đó, em đã hiểu được 5 cái BỆNH TIÊU TIỀN của chị em mình, hy vọng bài này sẽ giúp các mẹ xác định lại tư tưởng;
BỆNH “QUÀ BIẾU SẾP” : Chữa xong tiết kiệm 2 triệu
Bà chị dâu em người Bắc, phải nói là trọng lễ nghĩa dã man luôn. Ta nói, lễ gì cũng vậy chứ không phải chỉ riêng ngày Tết. Ngay cả trung thu, 20/11,…hay gì cũng nghĩ tới chuyện vác quà to đến biếu SẾP.
Em nói cái đó là thể hiện tình cảm là đúng. Nhưng đâu cần phải lố như thế nhỉ.Ta nói Sếp bả thích không em không biết mà chưa gì đã thấy bạc triệu cho sếp của mình hay sếp của chồng. Em nghĩ các mẹ cũng thế, toàn muốn giữ mối quan hệ tốt với cấp trên mà lễ lộc gì cũng cực kỳ chịu khó chi tiền để yên bề công việc.
Em nghi lắm, chẳng qua là bà chị ấy lương có hơn 10 triệu xíu thôi mà chịu khó chi 1-2 triệu biếu Sếp rồi. Lương bả mà trên 20 triệu chắc cũng chịu chi tới 5-6triệu mua cây cảnh, bưởi hồ lô, cây tài lộc gì gì đó rồi.
=> Trị bệnh: Không có nhiều điều kiện thì không nên sắm những món quá đắt tiền mà không mang lại giá trị sử dụng cao. Rất ư là phung phí tiền mà chỉ có giá trị trang trí trong mùa Tết, qua mùa cũng chả có xài gì được thì cần chi phải “sống ảo” như thế. Bản thân mình làm tốt công việc thì không cần quà cáp Sếp mình cũng trọng dụng mình. Còn bản thân mình làm việc sai trái, vô trách nhiệm thì quà cáp cũng chỉ là tạm bợ. Thậm chí năm nay mình tặng quà, năm sau mình có trục trặc không tặng họ còn ghét thêm.
Do đó cách giải quyết tốt nhất của em là mình chỉ đến thăm – chúc tết nhà Sếp. Mang biếu 1 thùng nước ngọt hay giò thủ tự làm, bánh chưng -bánh tét nhà gói, đặc sản quê nhà…mấy cái này thiết thực hơn mà tiết kiệm hẳn.
2. BỆNH QUÀ BIẾU “HỌ HÀNG” – Tiết kiệm 1 triệu
Cũng y xì như bệnh mua quà biếu cho sếp. Các mẹ hay sĩ diện, nhất là khi mua quà biếu gia đình vợ/chồng, bà con dòng họ. Trong khi ngày thường không nói năng hỏi thăm câu nào, nhưng hễ Tết tới là cứ y như rằng muốn nở mày nở mặt nên bấm bụng mua giỏ quà Tết cả triệu sang thăm. Rồi chính họ hàng cũng phải làm cỗ, làm tiệc thết đãi long trọng. Ăn không bao nhiêu mà rốt cục cả 2 bên đều hao tiền, tổn sức, phí đồ ăn.
=> Em nghĩ cũng nên đến lúc phải suy nghĩ lại, bà con họ hàng yêu quý nhau thì không cần thiết phải ngại ngùng hay sĩ diện làm gì. Mình có nhiều biếu nhiều, có ít biếu ít, quan trọng tình nghĩa mà thôi. Thiết thực nhất là trước Tết mình đi mua ít bánh mứt sang họ hàng, hoặc mình làm biếu luôn càng tốt,…nó ấm tình nghĩa. Cho họ hàng mình biết mình có lòng, cho họ cũng tiết kiệm tiền mua trà bánh, khỏi phải làm mâm cỗ tốn kém.
Chuyện này bà chị em phí lắm, thăm bên nội 2 nhà, thăm bên ngoại 2 nhà. Tổng cộng 4 giỏ quà tầm 2-3 triệu. Em bảo năm nay suy nghĩ lại là tiết kiệm tới cả 2 triệu.
3. BỆNH LÌ XÌ – Chữa xong tiết kiệm 3 triệu
Thấy ai cũng nghĩ là bỏ phong bì ít sẽ mất mặt, bỏ ít quá sẽ bị người ta cười,…Bởi vậy người ta tính toán cho thấy người Việt Nam mình cực kỳ phung phí cho dịp tết. Làm vậy sẽ không thể giàu có nổi các mẹ ơi. Nhất là dịp này, bạn thường hay phải mắc tình trạng trẻ em tới nhà thì mình lì xì, em út trong nhà lì xì, bà con hàng xóm cũng lì xì,…rồi kết quả cạn túi. Mắc nợ ngập đầu nếu các mẹ tới giờ cũng không biết ý nghĩa từng đồng tiền và cách tiêu xài từng đồng xu của mình.
Bà chị nhà em năm ngoái ngồi cộng lại tiền lì xì thì cũng tầm 5 triệu. Bả bảo có con có cái còn lấy lại chút đỉnh, bả không con nên lì xì bao nhiêu mất hút bấy nhiêu. Nhưng chi vậy, tự mình lì xì nhiều rồi bắt họ lì xì lại nhiều trong khi hoàn cảnh mỗi người mỗi khác mà trời.
=> Em nghỉ là mình nên suy nghĩ theo hướng tích cực hơn là :”tiền lì xì là tiền tượng trưng mang ý nghĩa may mắn” thôi các mẹ. Có con hay không có con gì cũng nên tuân theo quy tắc như vầy:
+ Con của anh chị em ruột: nên lì xì và không phân biệt tuổi tác, cho đều 1 giá trị vừa phải trong tầm khả năng. Hãy nhớ là tiền lì xì không làm cho đứa trẻ yêu mình hơn, mà chỉ làm mất tình cảm giữa chúng. Thường mình có thói quen lì xì đứa lớn cao hơn đứa nhỏ một tí nhưng mấy đứa nhỏ không hiểu, nó sẽ khóc lóc phân bì cho xem.
+ Người lớn trong gia đình: Thường chúng ta chỉ lo cho người ngoài mà quên bẵng đi họ, thật ra thì anh chị em trong nhà mới là người cần chúng ta quan tâm nhất,. Đây là dịp các anh chị lớn trong nhà có dịp thể hiện rằng mình quan tâm các em nè. Tốt nhất là nên lì xì tiền đô, 1-2USD là đủ. Mang ý nghĩa may mắn mà không quá khả năng.
+ Trẻ con hàng xóm thì chỉ cần tiền lẻ và mới là đủ. Mình không máu mủ ruột thịt mà cũng có thành ý là đáng quý rồi. Đừng sỉ diện làm gì.
+ Khách tới nhà thì cho bốc thăm phong lì xì trên cây: Mệnh giá không quá 50k. Thết đãi cũng trong tầm kiểm soát chớ bày biện nhậu nhẹt lung tung
+ Lì xì ông bà thì tùy tâm, mình còn nhiều dịp chứ không phải 1 năm chỉ cho ông bà cha mẹ 1 lần duy nhất.
Theo tính toán của riêng em, khoản này làm đúng như vậy sẽ tiết kiệm tới 3 triệu cho bà chị.
Vậy tổng cộng chữa xong 3 căn bệnh là tiết kiệm tới 6 TRIỆU.
Theo WTT
Xem thêm: Ai hiểu được ý nghĩa của clip này?