Gần đây, một câu hỏi xuất hiện trên Yahoo! Answer đang có được sức lan toả đáng kinh ngạc. Câu hỏi đó là: Tại sao “chỗ ấy” lại có màu tối hơn các vùng da còn lại?
Điều này không chỉ đúng với “của quý” của nam giới mà nữ giới cũng vậy, bất kể chủng tộc. Ngoài ra, một số chỗ “nhạy cảm” như… đầu ngực cũng có màu da tối hơn bình thường.
Trả lời cho câu hỏi này, 2 bác sĩ da liễu Cameron Rokhsa và Lindsey Bordone tại New York tiết lộ rằng thực ra, tất cả vùng da trên cơ thể khi chúng ta mới ra đời đều không có gì khác biệt. Chúng chỉ… thâm dần theo năm tháng ở một số chỗ, đặc biệt là lúc chạm ngưỡng tuổi dậy thì.
Theo Rokhsa thì khi mới sinh ra, sắc tố của chúng ta luôn nhạt màu hơn, kể cả trên lông và tóc. Màu sắc chỉ đậm dần khi các hormone sinh dục được bổ sung trong quá trình lớn lên.
Và đến khi chạm ngưỡng tuổi dậy thì, lượng hormone trong cơ thể chúng ta sẽ tăng vọt. Ở nam, đó là testosterone, và ở nữ là estrogen. 2 loại hormone này, bên cạnh việc giúp đường nét cơ thể trở nên rõ ràng hơn, còn tác động đến các tế bào melanocyte có trên da và lông tóc.
Melanocyte lúc này sẽ giải phóng melanin (còn gọi là hắc tố) – một loại protein khiến da chúng ta đậm màu hơn. Trong đó, những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hormone cũng trở nên đậm màu hơn so với phần còn lại.
Màu da “chỗ nhạy cảm “có thể đậm hơn kể cả sau dậy thì.
Vì có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nội tiết tố thay đổi. Đối với nữ giới, mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai sẽ khiến nội tiết tố tăng lên, tạo ra một số vùng da tối màu.
Đặc biệt, sử dụng thuốc tránh thai có thể giúp da bạn mịn màng hơn, nhưng lại tăng nguy cơ hình thành tàn nhang trên mặt.
Ngoài ra nếu gặp ma sát quá nhiều, da có thể trở nên tối màu hơn. Theo Bordone, khi gặp ma sát, phản ứng tự nhiên của da là tự làm dày lên, khiến da “thâm” dần lại.
Đó chính là lý do các vận động viên thể thao là những người… thâm nhất.
Nếu da đột nhiên tối đi, hãy cẩn thận.
Dù là một quá trình rất tự nhiên, nhưng đôi lúc các vùng da tối đi có thể là triệu chứng của một số căn bệnh.
Theo bác sĩ Rokhsar, khi một người tăng cân, người đó có thể gặp phải tình trạng acanthosis nigricans – da dày lên và đen sạm đi ở các vùng nách, bẹn, cổ… Tình trạng này thường đi kèm với sự gia tăng của hormone insulin, dễ dẫn đến chứng tiểu đường.
Tất nhiên, không phải cứ da sạm đi tức là tiểu đường. Nhưng theo Rokhsar thì nếu như nghi ngờ, bạn nên đi khám ngay khi có thể.
Nguồn: tintuc