Trầm cảm sau sinh, chứng bệnh nhiều người vẫn còn xem nhẹ. Trong khi, bản thân người mẹ nghe đến đều hãi hùng khiếp sợ.
Bởi, những thảm kịch đau lòng cũng từ đó mà ra. Gi.ết chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra, ai dám nghĩ đến nhưng điều gì đó vô hình đã thôi thúc người mẹ xuống tay nhẫn tâm. Giống như một vụ việc thương tâm dưới đây là hồi chuông cảnh tỉnh đến những người thân trong gia đình phải biết quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với người mẹ sau sinh.
Theo Heta News, vụ việc thương tâm xảy ra vào ngày 1/9/2019. Được biết,người mẹ 29 tuổi đến từ Bandung, Indonesia đã khai nhận đ.âm ch.ết con 3 tháng tuổi bằng một con dao nhà bếp.
Hôm xảy ra vụ việc là tại gia đình nhà chồng. Sau khi người mẹ tắm cho con xong, chị nghe được những lời thì thầm:“Cô không phù hợp để làm mẹ, hãy gi.ết đứa bé đó đi. Con của cô vẫn sẽ được lên thiên đàng”.
Trước đó, có người đã báo cáo vụ việc đến cảnh sát về vụ việc trên nhưng họ còn không chắc chắn.
Một người ngoài cuộc, Tarja đã nói rằng, chị hoàn toàn bị sốc khi thấy cảnh sát xuất hiện trong làng để tìm người mẹ.
“Cảnh sát đến và hỏi địa chỉ của mẹ đứa bé. Tôi theo họ đến nhà, họ nói con của chị ta đã ch.ết”.
Sau đó, cảnh sát đã tiến hành thẩm vấn người mẹ. Người mẹ cũng đã thú nhận gi.ết ch.ết con 3 tháng tuổi sau khi nghe giọng nói thì thầm thôi thúc chị gi.ết con. Chị còn khẳng định, chính giọng nói này chắc chắn với chị rằng, con của chị sẽ vẫn được lên thiên đàng.
Hàng xóm không mong đợi thảm kịch này xảy ra vì theo họ biết gia đình trước giờ không có bất kỳ vấn đề nào. Thậm chí, những người ngoài cuộc còn cảm thấy rất sốc vì gia đình nạn nhân rất tốt, nhưng đột nhiên lại có chuyện như thế này xảy ra.
Sau khi mở một cuộc điều tra về vụ án, cảnh sát kết luận người mẹ đang trải qua một loại trầm cảm sau sinh được gọi là hội chứng “Baby Blues”. Chị đã bị buộc tội gi.ết người theo Điều 338 của Bộ luật Hình sự.
Cảnh sát cho biết, họ vẫn đang trong quá trình xác định thời điểm xảy ra vụ việc. Được biết, đứa bé đã ch.ết là con đầu lòng của người mẹ.
Hội chứng “Baby Blue”
Hội chứng “Baby Blues” thường kéo dài khoảng 2 tuần đầu sau sinh em bé. Tuy nhiên, sẽ có thể kéo dài ở một số sản phụ. Đa phần mẹ sau sinh bị hội chứng này có cảm giác mệt, không thể ngủ, cảm thấy lo lắng, nghĩ mình rấ vô vụng, hay bồn chồn, cảm thấy bản thân chưa thực sự tốt để làm mẹ,…
Hội chứng này không phải là bệnh, không cần điều trị. Điều quan trọng là người nha nên tạo điều kiện để người mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu người mẹ có nhiều biểu hiện tiêu cực kéo dài sau 2-3 tuần sau sinh, người nhè nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý.
Hãy quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với người mẹ sau sinh
Kết thúc hành trình 9 tháng bầu bị nặng nhọc, người phụ nữ bắt đầu một công việc đầy gian nan và thử thách, đó là làm mẹ. Sau sinh, người mẹ gần như là kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Sự thay đổi về thể chất và tâm lý khiến mẹ sau sinh rất khó kiểm soát cảm xúc và hành động của mình. Thế nên,hơn bao giờ hết, đây là lúc người mẹ rất cần sự động viên, chia sẻ từ gia đình để họ không có cảm giác cô đơn, tủi thân – con đường ngắn nhất dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Chứng bệnh trầm cảm sau sinh không thể được xem nhẹ vì nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần sau sinh. Khi đó, người mẹ sẽ có những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và con.
Nếu nhìn từ góc độ này, có lẽ người mẹ trên đây đang ở giai đoạn thứ 3 của rối loạn tâm thần sau sinh mà không phải hội chứng “Baby Blues”.Rối loạn tâm thần sau sinh được chia thành 3 giai đoạn: buồn; trầm cảm và loạn thần. Loạn thần cũng là giai đoạn nặng nhất của rối loạn tâm thần sau sinh. Biếu hiện, người mẹ sẽ hoang tưởng, cảm thấy không có khả năng chăm sóc con và dễ dẫn đến hành động s.át h.ại con, t.ự t.ử.
Theo WTT