Nhiều người có suy nghĩ: Chỉ có bé gái mới có nguy cơ bị xâm hại. Tuy nhiên, thực tế, nạn nhân bị xâm hại không loại trừ cả bé trai.
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội đang sôi nổi bàn luận về câu chuyện của một mẹ có tài khoản Facebook là Đ.H.
“Đang tập quân sự, nhưng nhất định phải kể câu chuyện này, đặc biệt dành cho các bà mẹ có con trai đang tuổi lớn.
Mình có chị bạn, đủ thân để chị có thể kể mọi chuyện, nhưng lần này chị không dặn mình giữ bí mật, mà chị nhờ mình viết chia sẻ để cảnh báo tới mọi người.
Chị có con trai gần 15 tuổi nhưng “hàng họ” thì đã đâu vào đấy và theo lời chị thì “em nó đã có thể lấy vợ”. Nhà chị có một bác giúp việc, hơn vợ chồng chị khoảng chục tuổi, nghĩa là năm nay bác ấy gần 50 tuổi.
Đúng ngày có cơn bão số 3 vừa qua, chị gần như ngã ngồi khi phát hiện sự thật động trời. Trong lúc dọn dẹp phòng học của con, chị vô tình đọc được những dòng nhật kí, trong đó, cậu bé miêu tả chi tiết những lần được bác giúp việc dạy làm “chuyện người lớn”. Và sự việc như thế đã đều đặn diễn ra gần 1 năm nay, nghĩa là khi cậu bé mới 14 tuổi.
Chị chết lặng hồi lâu. Chị không nghĩ một người đàn bà nông thôn, nhìn quê mùa chất phác, lại có thể là người đàn bà đầu tiên của cuộc đời con chị. Mà phàm người đàn bà đầu tiên, thường các cậu bé rất khó quên, nếu không muốn nói là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hình thành và phát triển tâm sinh lý cũng như nhân cách cậu bé sau này.
Vợ chồng chị âm thầm bàn nhau cách đẩy bác giúp việc về quê, cũng không tra hỏi bác ấy cũng như con trai điều gì. Coi như không biết chuyện. Khỏi phải nói, con trai chị đã ngẩn ngơ như thế nào…
Tôi khuyên chị nên chú ý đến con hơn, trò chuyện với cháu nhiều hơn, cho cháu tham gia môn thể thao nào đó cho nó giải phóng bớt năng lượng.
Tất nhiên tất cả chỉ là lí thuyết. Tôi không chắc cậu bé có nhanh chóng quên được “người đàn bà đầu tiên” của đời mình hay không, hay nó mãi mãi là vết xăm khó xoá trong tâm hồn cậu bé.
Nhắc các bố, các mẹ có con trai đang lớn nhé. Con tra cũng bị dụ dỗ, xâm hại, nguy cơ ngang ngửa với các bé gái đấy ạ. Nhưng không phải không phòng ngừa được nếu như biết cách.
Một cô em làm tư vấn tâm lý, tình cảm cho biết, có cậu bé còn gọi điện đến kể, từng bị một cô thu mua đồng nát, sau khi trả tiền chai lọ thì xin miếng nước rồi gạ gẫm cậu bé. Và cậu bé đang tuổi tò mò, háo hức đã “nằm im xem sao”.
Đừng để tất cả trở thành quá muộn!”.
XÂM HẠI: Phải làm thế nào để bảo vệ trẻ?
Để bảo vệ trẻ khỏi hành vi xâm hại, bố mẹ phải dạy trẻ cách nói “không”, cách từ chối. Nhưng làm thế nào để đề cập đến vấn đề này? Phải nói thế nào cho đúng?…
Sau đây là một số lời khuyên của chuyên gia tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và trẻ vị thành niên – Angélique Kosinski-Cimelière về chủ đề nhạy cảm này:
1. Nói về vấn đề xâm hại với trẻ
Việc nói về xâm hại phải phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Một đứa trẻ 5 tuổi hay 11 tuổi thì sẽ có cách nói về chủ đề ấy khác nhau.
Chuyên gia tâm lý khẳng định rằng: “Phải huy động hết vốn từ của mình để dạy cho trẻ về những vấn đề ấy, bằng phương pháp tốt nhất, chúng ta phải chọn từ ngữ dễ hiểu và tránh những hình ảnh mang tính liên tưởng. Cách giải thích càng đơn giản thì càng tốt”.
2. Dạy cho trẻ biết rằng “vùng.kín là vùng bất khả xâm phạm”
Hơn thế nữa, những kẻ tấn công thường biến trẻ thành đồng phạm bằng cách bắt trẻ giữ bí mật, nên có thể trẻ sẽ không dám nói gì cả. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng điều quan trọng là phải giải thích với trẻ rằng không ai có thể chạm vào bộ phận sinh dục của mình, và nếu chuyện đó xảy ra thì phải nói với người lớn ngay lập tức.
Để tránh hiểu lầm, trẻ cũng phải hiểu rằng chỉ bố hoặc mẹ mới có thể động chạm vào “vùng kín” nhưng chỉ vào những lúc cần thiết như lúc tắm rửa cho trẻ,…
3. Nâng cao cảnh giác cho trẻ
Làm thế nào để ngăn chặn việc xâm hại xảy đến với con của bạn? Điều quan trọng là cha mẹ cần phải nói rõ rằng người lạ hay kể cả người quen cũng có thể xâm hại đến trẻ.
Hãy dạy trẻ về tầm quan trọng của vấn đề và nếu điều này xảy ra, trẻ phải nói với người lớn ngay lập tức (cha mẹ hoặc giáo viên của trẻ đều được). “Quan trọng là phải cởi mở khi nói chuyện này với trẻ để trẻ có tâm lý thoải mái khi nói chuyện với người lớn. Đa số trẻ không nhận ra nếu bản thân có bị lạm dụng” – chuyên gia Angélique nói rõ.
4. Cha mẹ cần để ý đến những dấu hiệu của trẻ
Đó thường là những phản ứng vật lý của cơ thể trẻ. Trẻ em bị lạm dụng thường có dấu hiệu bị kích thích.
“Trẻ có thể lặp lại thường xuyên những hành động ám chỉ việc. Tuy nhiên, cẩn thận quá dẫn đến việc bao bọc con quá mức là không nên, chỉ cần để ý cảnh giác đến trẻ là được” – nhà tâm lý học nhấn mạnh.
Nếu trẻ có dấu hiệu dần thu mình lại thì cha mẹ cần phải chú ý hơn đến hành động của trẻ. Chuyên gia Angélique cảnh báo rằng: “Sẽ có nhiều dấu hiệu liên quan đến vấn đề nhạy cảm mà trẻ thể hiện ra. Và nếu điều đó xảy ra thì hãy tìm đến một nhà tâm lý học đáng tin cậy để biết cái gì nên và không nên làm trong trường hợp này”.
5. Có nên nói về vấn đề xâm hại cho trẻ em ở trường học?
Chuyên gia Angélique không phản đối nhưng cho rằng nó hơi nhạy cảm để có thể nói một cách thoải mái. “Phụ huynh thường muốn tự mình giải quyết vấn đề này. Nhưng trường học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ về chuyện này.
Nhà trường có thể tổ chức một vài tiết học liên quan đến vấn đề xâm hại hoặc sức khỏe sinh sản, học sinh sẽ được nhận thức về những nguy hiểm mình có thể gặp phải. Và như vậy thì phụ huynh có thể yên tâm về việc phát triển bình thường của trẻ”.