Tin vui cho bệnh nhân chuyển viện khám trái tuyến bằng bảo hiểm y tế

Trong cùng một tỉnh, thành phố bệnh nhân không bắt buộc chỉ khám BHYT tại một bệnh viện đã đăng ký mà được thông tuyến tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh cấp phường/xã, quận/huyện.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Trong cùng một tỉnh, thành phố bệnh nhân không bắt buộc chỉ khám BHYT tại một bệnh viện đã đăng ký mà được thông tuyến tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh cấp phường/xã, quận/huyện. Ở cấp tỉnh/thành – trung ương, nếu đi trái tuyến phải chi tiền từ 40 – 60%.

Được quyền đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu không phân biệt địa giới

Theo bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, từ đầu năm 2016, việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện theo Thông tư 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.

Theo đó, BHYT đã thông tuyến khám, chữa bệnh tuyến xã/phường, quận/huyện trong cùng địa bàn tỉnh cho bệnh nhân. “Tức bệnh nhân có BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám chữa bệnh tại bất kỳ trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và được xem đúng tuyến.

Như vậy, bệnh nhân sẽ được BHYT chi trả viện phí đầy đủ theo đúng mức quyền lợi hưởng của thẻ BHYT”, bà Huyền nói. Người tham gia BHYT được quyền đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, huyện và tương đương, không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Riêng những người có BHYT đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu là bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương thì chỉ được khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện mà mình đăng ký trong thẻ BHYT hoặc bệnh viện tuyến huyện, xã”, bà Huyền nhấn mạnh thêm.

6-truong-hop-duoc-chuyen-tuyen-kham-chua-benh-bhyt-tu-ngay-1-1-20161451656628-1451703426200-bb-baaadpzszq
Ảnh minh họa

Theo ThS. Tống Thị Song Hương – Vụ trưởng Vụ BHYT – Bộ Y tế, Thông tư 40/2015/TT-BYT (Thông tư 40) có hiệu lực từ 1/1/2016 (thay thế Thông tư số 37/2014), quy định rõ về các cơ sở KCB BHYT ban đầu của 4 tuyến y tế. Theo đó, cơ sở KCB ban đầu tuyến xã và tương đương, gồm: trạm y tế xã, phường, thị trấn; trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức; phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập; trạm y tế quân – dân y, phòng khám quân – dân y, quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở KCB khác (theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).

Tuyến huyện và tương đương bao gồm: Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực; trung tâm y tế (TTYT) huyện có chức năng KCB; BVĐK hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các bộ, ngành hoặc trực thuộc đơn vị trực thuộc bộ, ngành; BVĐK tư nhân và BV y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương; phòng y tế, bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, bệnh xá công an tỉnh; TTYT quân – dân y, bệnh xá quân y, quân – dân y, BV quân y và BV quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở KCB khác.

Cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến tỉnh và tương đương, gồm: BVĐK tỉnh/thành phố; BVĐK hạng I, hạng II thuộc các bộ, ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các bộ, ngành; BV chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa, TTYT dự phòng tỉnh có phòng khám đa khoa; BV nhi, BV sản – nhi tỉnh/thành phố; BVĐK tư nhân, BV y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, hạng II; BV y học cổ truyền tỉnh/thành phố, bộ, ngành; phòng khám thuộc Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; BV hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, BV quân – dân y hạng II, các cơ sở KCB khác.

Cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến Trung ương và tương đương bao gồm: BVĐK trực thuộc Bộ Y tế (trừ các BV Hữu Nghị, BV C Đà Nẵng và BV Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế); BV chuyên khoa, viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có phòng khám đa khoa; BV hạng đặc biệt, hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở KCB khác. Theo Thông tư 40, việc KCB BHYT được thực hiện theo nguyên tắc, người có bảo hiểm được quyền đăng ký ban đầu tại một trong số các cơ sở quy định trên, không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở y tế.

Làm sao để đi đúng tuyến?

Như vậy, ngoài việc tự do khám, chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở xuống, bệnh nhân đi đúng tuyến được xác định trong các trường hợp như sau: Chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám, chữa bệnh (có giấy chuyển viện của bệnh viện).

Chuyển tuyến KCB BHYT về nguyên tắc được thực hiện theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở KCB, trừ một số trường hợp cụ thể khác được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Thông tư 40. Theo đó, các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT là: Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, hoặc phòng khám đa khoa, hoặc BV tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc BV tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã chuyển tuyến đến BV huyện, bao gồm cả các BV huyện đã được xếp hạng I, hạng II và BV y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp BV huyện không có khoa y học cổ truyền). Người có thẻ BHYT được BV tuyến huyện (bao gồm cả BV đã được xếp hạng I, hạng II và BVĐK, BV chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh) chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc BVĐK, BV chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.

cap-phat-thuoc-cho-benh-nhan-bhyt-anh-nb-28d3d01012015061401-bb-baaacp7ln3
Ảnh minh họa

Trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở KCB nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án. Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở KCB nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở KCB khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký KCB ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

Người tham gia BHYT đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được KCB tại cơ sở trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì được lựa chọn cơ sở khác có tổ chức KCB BHYT ban đầu. Trong trường hợp cấp cứu, bệnh nhân được “đúng tuyến” BHYT tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn, hoặc chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

Bên cạnh đó, người tham gia BHYT đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám chữa bệnh tại cơ sở trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì được lựa chọn cơ sở khác có tổ chức khám chữa bệnh BHYT ban đầu.

Theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến, sẽ chỉ được BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương và 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…