Đây vẫn chỉ là thời gian dự kiến, việc sửa chữa tuyến cáp có thể bị kéo dài hơn nếu gặp thời tiết xấu.
Ngày 8/1 vừa qua, tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố rò điện tại vùng biển Vũng Tàu, khiến lưu lượng internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng. Nguyên nhân cáp quang biển AAG đứt đầu năm 2017 hiện đang được tìm hiểu.
Mới đây, một nguồn tin cho biết tàu sửa cáp dự kiến đến vị trí gặp sự cố vào khoảng 11g ngày 23/1. Mối hàn đầu tiên dự kiến được thực hiện vào lúc 17g ngày 25/1, mối hàn cuối cùng thực hiện vào lúc 3h ngày 28/1 (mùng 1 Tết Đinh Dậu).
Như vậy, việc chôn cáp và khôi phục lại đường truyền sẽ được hoàn tất vào lúc 7g ngày 29/1 (mùng 2 Tết Đinh Dậu) chứ không phải ngày 18/1 như đã thông báo trước đó. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là thời gian dự kiến, việc sửa chữa tuyến cáp có thể bị kéo dài hơn nếu gặp thời tiết xấu.
So với những lần đứt cáp AAG trước kia, sự cố lần này không quá lớn bởi nhiều nhà mạng tại Việt Nam đã định tuyến đường truyền qua cáp APG vừa mới đưa vào hoạt động hồi cuối năm 2016. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, trước 1 ngày xảy ra sự cố với cáp AAG thì cáp APG cũng đã bắt ngờ gặp sự cố.
AAG là tuyến cáp quang biển quốc tế xuyên Châu Á – Thái Bình Dương, có tổng chiều dài lên đến 20.000 km, kết nối trực tiếp Đông Nam Á với Hoa Kỳ. Tuyến cáp quang biển AAG được đưa vào khai thác từ năm 2009. Từ ngày khai thác đến nay, tuyến cáp liên tục bị đứt gây ảnh hưởng không nhỏ đến người dùng mạng internet. Nhánh cáp quang nối vào Việt Nam có chiều dài 314 km.
Trong khi đó, APG là tuyến cáp biển sử dụng công nghệ 40Gbps/1 bước sóng (có khả năng chuyển lên công nghệ 100Gbps/1 bước sóng), giúp kết nối trực tiếp các nước châu Á – Thái Bình Dương các nước Mỹ, Úc, Ấn Độ, châu Phi với dung lượng lớn. Tuyến cáp này có tổng chiều dài khoảng 10.400Km, cung cấp băng thông lên tới 54Tbps và tốc độ truy cập mạng nhanh hơn khoảng gần 20 lần so với AAG.
Theo Thể Thao Văn Hóa
Video: Người cha độc ác, đánh con mình không thương tiếc chỉ vì tội khóc nhè.