Ngày mẹ sinh anh ra, bố anh chạy ngay về nhà mở con gà đang nhốt sẵn rồi đi uống rượu thâu đêm mới về. Còn anh chị anh nhìn anh với anh mặt lạ lẫm, có người con hỏi mẹ:
– Mẹ ơi sao em ấy không có chân như chúng con ạ.
Bà mẹ khóc òa lên, ôm lấy con không thốt nổi câu nào. Nhưng bà vẫn tự hứa với mình: “Nếu không ai thương con và chấp nhận con thì mẹ sẽ thương và nuôi nấng con khôn lớn”. Từ ngày gia đình mình có thêm 1 thành viên tật nguyền người bố suốt ngày rượu chè gái gú rồi ông qua đời trong 1 vụ tai nạn.
Từ đó người mẹ 1 mình gồng gánh nuôi 4 con khôn lớn. 3 anh chị của Nguyên lần lượt đi học đại học rồi lập nghiệp ở thành phố. Ở nhà chỉ còn 2 mẹ con Nguyên nương tựa vào nhau. Nguyên càng lớn càng thông minh, anh hay mày mò sửa chữa máy móc đã thế lại còn rất khéo tay lại tốt bụng nên mọi người ai gặp anh cũng quý mến.
Còn mẹ Nguyên, sau khi lo cho 3 con ăn học dựng vợ gả chồng bà dường như cũng kiệt sức, tài sản trong nhà cũng chẳng còn gì giá trị. 3 người anh người chị của Nguyên ngày càng thành đạt giàu có, nhưng cuộc sống thành thi cuốn họ đi khiến họ ngày càng thay đổi. Đặc biệt khi thấy mẹ ngày 1 già yếu họ sợ phải nuôi mẹ nuôi em nên anh chị của Nguyên ngày 1 xa lánh 2 mẹ con.
Ngày mẹ Nguyên bị tai nạn ngã xe không may bị bại liệt nằm 1 chỗ. 3 người con giàu có về thăm thấy mẹ ăn chỗ đi vệ sinh 1 chỗ họ thấy kinh lắm, nhìn qua thấy em trai thấy suốt ngày ngồi lê lết giữa nhà ai cũng chán hẳn. Về được vài ba hôm, họ góp được người 500 nghìn để đầu giường cho mẹ rồi bảo:
Bọn con bận lắm, hơn nữa nội ngoại trên đó đều giàu có trong khi mẹ lại thế này bọn con thấy buồn và mất mặt lắm. Giờ mẹ và em Nguyên tự lo cho nhau đi, bọn con còn lo cho gia đình không lo được cho 2 người đâu.
Nghe các con nói vậy, người mẹ già chỉ biết khóc. Bà không ngờ công lao nuôi nấng bao nhiêu năm nay giờ chúng thành đạt lại trở nên bất hiếu như vậy:
– Bọn mày cút đi, công lao nuôi dưỡng bao năm của tao giờ đổ xuống sông xuống biển rồi. Bọn mày cút đi, mẹ con tao không cần bọn mày bố thí mấy đồng tiền lẻ này đâu. Cút.
Nguyên nhìn anh chị bằng ánh mắt hình viên đạn:
– Mời anh chị ra khỏi nhà cho, mẹ tôi sẽ tự tay nuôi. Nhà này từ nay xem như không có các anh các chị.
– Chú nói vậy thì bọn anh xin đi.
Nguyên lết đến ôm lấy mẹ:
– Mẹ đừng khóc có Nguyên đây rồi, con có cửa hàng sửa điện gia dụng mẹ con mình không lo chết đói đâu. Con sẽ nuôi mẹ.
Bà mẹ già nhìn đứa con tàn tật rồi khóc ngất. Ngày ngày Nguyên tự tay nấu cơm, nấu cháo cho mẹ ăn. Thức ăn anh gửi nhà các cô chú đi qua mua cho. Ở quê tin tốt của anh vang xa, những người cách đó mấy xã có điện thoại hay ti vi hỏng cũng mang đến nhờ anh sửa.
Tiền kiếm được không nhiều nhưng đủ để nuôi 2 mẹ con. Hàng xóm tốt bụng thỉnh thoảng lại qua giúp anh tắm cho mẹ rồi dọn dẹp nhà cửa. Tối đến Nguyên còn đọc sách cho mẹ nghe, 2 mẹ con người bại liệt người tàn tật nương tựa vào nhau để sống. Còn những anh chị đại gia của Nguyên cũng chẳng hối lỗi, đi là đi luôn chẳng thấy ai hỏi han gì. Con cháu, họ cũng không cho về chơi, ngày giỗ bố cũng không về thắp lấy 1 nén nhang.
Bà mẹ già suy nghĩ nhiều, buồn nhiều nên càng ngày càng già yếu rồi bà mất trong 1 chiều đông. Hôm đó thấy mẹ yếu quá, phân vân mãi Nguyên gọi điện cho anh chị về. Nhưng phải 2, 3 hôm sau họ mới mò về thì mẹ già đã ra đi mãi mãi. Ngày đi bà nắm tay Nguyên dặn dò:
– Đây có 1 chút tiền mẹ nhờ chú Nam bán mảnh đất ở làng bên, hồi trẻ ông ngoại cho mẹ nhưng bố con không biết. Con cầm lấy làm cái vốn, sau này ai thương thì hỏi người ta về sống cũng cho vui. Mẹ đi rồi con đừng buồn, mẹ sẽ luôn ở bên và dõi theo con.
Nói xong mẹ Nguyên trút hơi thở. Nguyên khóc, dân làng thương 2 mẹ con quá cũng khóc. Ngày đám tang anh chị Nguyên về, mẹ chưa chôn nhưng họ đã đòi bán mảnh đất Nguyên đang ở để chia chác. Dân làng thấy vậy liền mắng cho:
– Bọn mày sống bạc bẽo quá, mẹ sống không đoái hoài gì mẹ mất đã về đòi chia của. Chúng mày có con là con người không? Em nó tàn tật không cưu mang nó thì thôi giờ được mảnh đất cũng đòi bán. Mẹ mày biết bọn mày tham lam nên đã nhờ người sang tên hết cho thằng Nguyên rồi. Lũ bất hiếu như 3 đứa mày đừng hòng lấy được xu nào.
Nghe chú hàng xóm và mọi người nói vậy, dâu rể có mặt ở đó đều cúi gằm mặt xuống xấu hổ. Có người còn khóc:
– Sao cái gì mẹ cũng cho Nguyên mà không cho con, con cũng là con của mẹ mà.
Nhìn họ khóc đưa mẹ Nguyên nắm chặt tà áo:
– Đúng là nước mắt cá sấu, khi mẹ chết các người không nấu cho mẹ nổi bát cơm còn từ mặt mẹ. Mẹ chết rồi mới về khóc, các người đúng là khốn nạn. Nếu anh chị thích tôi cho anh chị hết toàn bộ tài sản đấy, bố mẹ không tham lam sao các người tham lam thế.
Suốt đám tang buồn, ai cũng chỉ quan tâm và hỏi han Nguyên còn 3 người kia cùng vợ chồng họ chẳng ai thèm hỏi han đến 1 câu. Thế mới nói phận làm con chữ hiếu cho tròn, đừng sống bất hiếu kẻo sau này lại gặp được quả báo.
Nguồn WTT