Tại sao thời xưa xử trảm phạm nhân vào giờ ngọ tam khắc?

Chúng ta thường thấy trong phim cổ trang Trung Quốc các phạm nhân đều bị xử trảm vào giờ ngọ tam khắc. Điều này có đúng không? Và tại sao người xưa lại hành hình phạm nhân vào thời gian này?

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Trước tiên hãy nói đến thời và khắc. Đây là 2 đơn vị thời gian của người xưa. Vào cổ đại, một ngày được chia thành 12 thời chân, mỗi thời chân chính là 2 tiếng đồng hồ hiện nay. Công thức chuyển đổi từ thời sang khắc khá phức tạp, bình quân mỗi thời chân chia thành 8 + ⅓ khắc, tức một khắc tương đương 14,4 phút.

Người cổ đại ngoài việc dùng bóng mặt trời để đo thời gian ra, còn sử dụng đồng hồ cát để tính thời gian.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đồng hồ này được chia thành 12 giờ và được tính như sau: Giờ tý là từ 23h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau. Giờ sửu là từ 1h đến 3h. Cứ như thế cho đến cuối ngày là giờ hợi từ 21h đến 23h.

Như vậy giờ Ngọ là từ 11h đến 13h. Còn giờ ngọ tam khắc tương đương với 11h44 hiện nay. Vào thời điểm này, mặt trời nằm ở trung tâm của bầu trời, là lúc bóng trên mặt đất ngắn nhất, là thời điểm mà dương khí mạnh nhất.

Người Trung Quốc cổ đại cho rằng giết người là “âm sự”, dù cho người đó có bị trừng phạt đúng tội hay không thì hồn ma của họ có thể sẽ quấy nhiễu đao phủ và những người liên quan đến việc xử tử như phán quan, quan giám trảm, đao phủ. Vì thế hành hình lúc dương khí thịnh nhất thì âm hồn sẽ bị trấn áp, không dám xuất hiện. Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình vào “giờ ngọ tam khắc”.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa liên quan đến chính phạm nhân. Giờ ngọ tam khắc cũng là thời điểm tinh lực con người yếu nhất, kiệt sức nhất, dễ rơi vào trạng thái lờ mờ buồn ngủ nhất. Nếu xử tử lúc này, phạm nhân sẽ ít đau đớn hơn rất nhiều.

Hình luật triều Đường, Tống quy định: Mỗi năm từ tiết Lập xuân đến Thu phân, các tháng giêng, tháng 5, tháng 9, các ngày đại tế, trai giới, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền, những ngày “cấm sát” trong tháng (mùng một, mùng tám, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) không được thi hành tử hình. Ngoài ra, còn quy định khi gặp thời tiết “mưa chưa tạnh, mặt trời chưa mọc” cũng không được hành hình.

Như vậy, theo quy định này, triều Đường, Tống mỗi năm có chưa đến 80 ngày thi hành án tử hình.

Theo kenh9

 

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…