Xin hỏi, tại sao lại phải làm lễ cúng cơm 100 ngày cho người đã mất. Khi làm lễ cúng nên tính theo lịch âm hay lịch dương, cần chuẩn bị lễ cúng như thế nào mới phải đạo? Và sau lễ cúng 100 ngày, linh hồn người đã mất sẽ đi đâu?
Chuyên gia ơi, tôi có đôi chút thắc mắc về tang ma hiếu sự muốn được chia sẻ và hỏi nhỏ như sau: Chúng ta đều biết, sinh lão bệnh tử là quy luật khó tránh của con người.
Cha mẹ sinh ra ta, lao lực vất vả chăm nuôi ta, đến khi về già thì suy yếu mệt mỏi bệnh tật rồi cũng sẽ ra đi. Nhưng cha mẹ ông bà đã chết thì không phải là hoàn toàn mất hẳn, mà vẫn còn lui tới cõi dương gian để thăm nom, gia hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn tấn phát.
Trước ngày giỗ đầu, người theo Phật giáo ở Việt Nam thông thường sẽ cúng cho người vừa mất vào ngày 49 và 100. Phần lớn mọi người đều đã biết tục cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào và làm khá trọng thể, mời họ hàng làng xóm đến dùng cỗ to, thịnh soạn.
Nhưng đến khi cúng 100 ngày, thường ít người để tâm tìm hiểu và đều chỉ mời người đã mất về quây quần tụ họp, hưởng bữa cơm gia đình với người trong nhà mà thôi.
Có người nói rằng con người bất phân nam nữ đều có 7 vía, cúng 49 ngày là bởi 7×7, mỗi 7 ngày trôi qua linh hồn người đã mất sẽ vượt qua một cửa ngục. Khi vừa qua cửa thứ 7, trọn 49 ngày thì người nhà cần sửa soạn đồ lễ để vừa là cầu siêu cho người ấy, vừa giúp linh hồn sớm được đầu thai, siêu thoát hoàn toàn.
Khi đến trọn 100 ngày sau khi giã từ cõi đời, con cháu thân nhân chỉ cần làm lễ cúng, sắp sửa đồ trên ban thờ để tỏ lòng thương nhớ, tưởng niệm cốt ở lòng thành chứ không cần thương khóc, đốt vàng mã nhiều như lễ 49 ngày.
Nhờ những lần cúng lễ này, người đã mất sẽ rất cảm kích tấm lòng mà con cháu hay người thân dành cho mình. Đồng thời họ nương nhờ Phật lực, nhờ quý Tăng ni có đức độ và đạo lực mà hương linh được hưởng sự no vui thù thắng vi diệu.
Vậy xin hỏi, tại sao lại phải làm lễ cúng cơm 100 ngày cho người đã mất? Khi làm lễ cúng nên tính theo lịch âm hay lịch dương, cần chuẩn bị lễ cúng như thế nào mới phải đạo?
Tôi tìm hiểu thì được biết, nhiều nơi dân ta chỉ quan niệm có lễ 49 chứ không có lễ 100 ngày. Nhiều nơi gọi lễ cúng 100 ngày là tốt khốc và chọn đó làm ngày nhập chung bàn thờ người đã mất vào bàn thờ tổ tiên ông bà, liệu cách làm này có đúng chăng?
Chẳng phải nhà Phật nói: “Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa”. Thực hiện những nghi lễ tức là học Phật trực tiếp, không ngang qua phương tiện sách sở kinh điển; thực hiện các nghi lễ cũng là tu Phật trực tiếp. Như vậy, lễ 100 ngày là lợi nhiều hơn hại phải không?
Và cũng xin được hỏi thêm chuyên gia rằng, sau lễ cúng 100 ngày, linh hồn người đã mất sẽ đi đâu? Bởi có người nói, linh hồn phải trải qua 10 cửa địa ngục mới thực sự đầu thai, nên há chăng tròn 100 ngày chưa được siêu thoát, người thân của chúng ta sẽ lưu lạc chốn nào?
Theo tamsuvagiadinh
Xem thêm video linh hồn là có thật