Ông Tổ sân khấu là ai?

Những ngày qua, anh chị em nghệ sĩ lần lượt tập trung về các sân khấu để thực hiện nghi lễ cúng Tổ. Người đang đi diễn xa chỉ cần một mâm hoa quả, số khác có điều kiện thì trịnh trọng hơn với heo quay và đồ lễ.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Tất cả nghệ sĩ khi bước vào nghề này đều tin rằng ở trên đầu luôn có ông Tổ. Và khi được ông Tổ chọn có nghĩa là bạn sẽ phải gắn bó với nghiệp này suốt đời dù con đường có lắm chông gai và sự nổi tiếng vốn dĩ là điều rất mơ hồ.

Điều đáng nói là dù hàng ngày vẫn thắp hương thành kính trước khi bước lên sân khấu nhưng không ít nghệ sĩ cũng chẳng biết ông Tổ của mình là ai bởi xung quanh đó tồn tại quá nhiều giai thoại.

Câu chuyện được kể nhiều nhất là về một vị vua vì khó có con nên hàng ngày khẩn cầu trời phật ban phúc. Cứ mỗi khi làm lễ lại có người đóng vai thần linh bay trên trời vừa múa vừa hát.

Nghệ sĩ Hoài Linh
Nghệ sĩ Hoài Linh

Lòng thành lâu ngày cũng được chứng giám, hoàng hậu thai nghén và sinh ra hai người con trai. Từ đó mỗi năm nhà vua đều cho làm lễ để tạ ơn trời phật.

Lâu dần thành quen, hai hoàng tử lớn lên thích xem hát đến quên ăn quên ngủ, rồi trở nên gầy còm, ốm yếu. Thương con, vua cha cấm không cho xem hát nữa.

Nhưng vì mê quá, hai hoàng tử đã lén chui vào xó buồng nghe hát. Chỗ khuất quá nên không ai để ý, tới lúc tìm ra cả hai đã qua đời.

Nhưng dù đã về bên kia thế giới, thỉnh thoảng họ vẫn hiện về để xem hát nên con hát quyết lập bàn thờ, phụng kính là Tổ.

Một truyền thuyết khác lại kể rằng, ông Tổ sân khấu là một hoàng tử vì mê sân khấu nên trốn vua cha, chui vào bộng cây vong để theo gánh hát rồi không may chết cháy trong đó. Tượng của ông sau này được làm bằng cây vông, đó cũng là lý do giới nghệ sĩ kiêng mang guốc vông.

Câu chuyện khác cũng có liên quan đến những vị hoàng tử. Ba người có cái tên lần lượt là Càn, Chơn và Chất. Vì mê xem hát, cả ba đã nghĩ ra cách dùng quả thị làm ám hiệu để trốn vua cha.

Các nghệ sĩ góp mặt đông đủ trong ngày dỗ ông tổ nghề
Các nghệ sĩ góp mặt đông đủ trong ngày dỗ ông tổ nghề

Một ngày nọ, không rõ vì lẽ gì, chỉ có Chơn và Chất đi xem hát, trên đường về, hai hoàng tử mắc một trận mưa lớn và chết vì quá lạnh. Hoàng tử Càn lên ngôi nhưng ông làm vua chẳng được bao lâu.

Vì thương nhớ hai em và mê hát, ông đã bỏ cung đình và tìm người lập gánh hát. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, mùa mưa bão chẳng ai thuê nên gánh rã.

Gom tài sản vào hai chiếc thúng, hoàng tử Càn gánh đi nhưng đất trời khắc nghiệt, ông gục ngã khi quá kiệt sức. Nghe đâu trước khi qua đời, ông còn gọi tên hai em.

Ở nơi ông mất, nhiều người nói họ nhìn thấy bóng hình của ba anh em ôm nhau trong hương thơm ngào ngạt của quả thị. Lúc sống mê hát, lúc chết vẫn nguyên như thế. Họ tìm đến những gánh hát để tá túc và giúp đỡ con hát.

Sau này, người ta thường lấy ngày hoàng tử Càn mất để làm ngày tưởng nhớ ba anh em và xem họ là Tổ nghề.

Cũng có giai thoại cho rằng ông Tổ sân khấu xuất thân là ăn mày, ăn cướp… Thế nên, các nghệ sĩ rất ngại cho tiền người ăn xin vì sợ mạo phạm.

Nếu thấy người ta nói quá, có thể giải thích: “Ông ơi, ông thông cảm, con là nghệ sĩ“. Hoặc có thể nhờ người khác không làm nghề giúp.

Và cũng vì có Tổ là ăn xin nên những người nghệ sĩ thường không than vãn về những sóng gió phải trải qua, chuyện nhận lại ít hay nhiều là do phúc phần.

Có những nghệ sĩ dù cả đời chẳng được một lần điểm mặt nhớ tên, họ vẫn cần mẫn và say sưa với con đường đã chọn mà không một lời oán thán.

Ca sĩ Thu Minh cũng góp mặt trong ngày dỗ ông tổ nghề
Ca sĩ Thu Minh cũng góp mặt trong ngày dỗ ông tổ nghề

Vì sao lại có nhiều câu chuyện đến thế?

Để trả lời cho câu hỏi này, NSND Bằng Phi đã giải thích, đây chỉ là một cách để duy trì sự tôn ti, trật tự và thái độ làm nghề nghiêm túc của người nghệ sĩ.

Sau này, ông Tổ của sân khấu còn là những người đã đóng góp thầm lặng như thợ mộc, thợ may, thợ rèn… Họ được gom chung là là thập nhị công nghệ.

Vậy đó, giai thoại về ông Tổ của ngành sân khấu còn rất nhiều điểm chưa được chứng thực nhưng dù thế nào đi nữa, đó cũng là lời nhắc về nguồn gốc cho những người làm nghệ thuật.

Cho tới thời điểm này, có rất nhiều người đã được ông Tổ lựa chọn và cho một cái nghề nhưng đi được tới đâu cũng là do sự cố gắng của họ. Người cần mẫn thì được thương, được độ, kẻ xấc láo thì muôn đời dậm chân tại chỗ.

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…