Nói thật, ai có tầm nhìn hạn hẹp mới phản đối con trẻ học tiếng Trung Quốc, tiếng Nga!

Từ khi có thông tin về việc Bộ Giáo dục đưa vào Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 mục tiêu thí điểm dạy tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật như là ngoại ngữ thứ nhất, dư luận đã có những ý kiến rất trái chiều.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Các chị nào có con nhỏ thì hẳn là quan tâm đến vấn đề này, vì chọn ngoại ngữ cho con học cũng là một vấn đề quan trọng. Nhiều chị sẽ không ngần ngại mà chọn tiếng Anh và ắt hẳn là phản đối việc đưa những ngoại ngữ khác vào chương trình. Người ta thì la ó, mỉa mai đủ kiểu đề xuất này của Bộ Giáo dục. Thế nhưng mới đây, một trí thức lớn mà nhiều người Việt rất ngưỡng mộ, GS. Ngô Bảo Châu đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này. Và không có gì lạ khi ý kiến của một trí thức lớn lại hoàn toàn… đi ngược lại ý kiến của đám đông.

Giáo sư Châu ủng hộ việc đưa các ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp… làm ngoại ngữ chính cho học sinh bên cạnh tiếng Anh. Ông đã thẳng thắn viết trên Facebook của mình là: “Vì nước Mỹ là nước giàu nhất thế giới nên tất cả con em Việt nam phải chọn tiếng Anh làm ngoại ngữ thứ nhất? Giống như đã từng có lúc Liên xô vĩ đại là mô hình để cả nhân loại dõi theo nên tất cả trẻ con phải học tiếng Nga. Hiển nhiên việc trẻ con có thể chọn 1 trong 5 sinh ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là tiến bộ. Hiển nhiên trong số 5 sinh ngữ đấy phải có tiếng Trung. Để tồn tại bên nách TQ, chúng ta không có lựa chọn nào khác là buôn bán với họ, nếu có lãi thì tốt, hiểu văn hoá của họ, nếu hiểu họ hơn họ hiểu ta thì tốt”.

gi_o_s_ng_b_o_ch_u
Giáo Sư Ngô Bảo Châu
gi_o_s_ng_b_o_ch_u_2
Giáo sư Châu ủng hộ đề xuất cho học sinh học tiếng Trung và các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh

Khoan hẵng nói đến những ngôn ngữ khác, tiếng Trung hay văn hóa Trung Quốc luôn là thứ gì đó rất nhạy cảm với người Việt, kiểu như một chất gây dị ứng vậy. Cách đây không lâu, khi một giáo sư đề nghị đưa chữ Hán vào dạy trong nhà trường, dư luận đã nổi sóng, giận dữ ném gạch đá vào vị giáo sư rồi cao giọng chê bai tất cả những trí thức có bằng cấp cao là một lũ ngu si, một bọn nô lệ Trung Quốc. Thiệt ra những người gào to nhất mới là những kẻ mù quáng nhất. Họ mù quáng vì bị nỗi căm phẫn che mắt, điều này cũng dễ hiểu thôi khi Trung Quốc ngày càng hành xử quá đáng, công khai đè đầu cưỡi cổ chúng ta. Nhưng càng như thế thì chúng ta càng phải tỉnh táo mà nhận ra rằng muốn thoát khỏi tình trạng áp chế của một nước lớn bá quyền như Trung Quốc, chúng ta cần phải hiểu rõ họ.

Vì thế mà giáo sư Châu không ngần ngại đưa ra ý kiến rằng trong số những ngoại ngữ được lấy làm ngoại ngữ chính cần phải có tiếng Trung, với mục đích học một ngôn ngữ là hiểu nền văn hóa gắn liền với ngôn ngữ ấy. Trung Quốc là hàng xóm của chúng ta, hơn nữa còn là một anh hàng xóm “khó chơi”. Để có thể sống cạnh nhau hòa hảo lâu dài thì người ta cần phải hiểu nhau, hay nói hoạch toẹt ra là với ông hàng xóm như thế thì càng cần phải hiểu rõ, để có gì còn dễ bề đối phó, “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” mà.

Lấy nước Pháp ra làm ví dụ, học sinh Pháp không chỉ học mỗi một ngoại ngữ chính là tiếng Anh mà còn phải học tiếng Đức nữa. Tiếng Đức là một ngoại ngữ quan trọng không kém gì tiếng Anh ở Pháp, vì so với Anh thì Đức là hàng xóm láng giềng có quan hệ mật thiết hơn. Ngoài quan hệ đồng minh trong EU, Pháp còn coi Đức như một đối thủ cạnh tranh. Và để không bị Đức lấn lướt trong các quyết định ở khu vực, người Pháp quyết tâm học tiếng Đức để hiểu anh bạn láng giềng hơn, hiểu văn hóa và các quyết định chính trị của người Đức.

Người Việt chúng ta thì không nhìn xa trông rộng như vậy được. Nhiều người cạn nghĩ và hành xử bảo thủ như mấy anh nông dân mắt toét chẳng bao giờ bước ra khỏi cái cổng làng. Sự căm phẫn trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc và tâm lý “thoát Trung” mạnh mẽ đã khiến người ta chưa suy nghĩ cặn kẽ đã vội lên tiếng phê phán đề xuất cho con em mình học tiếng Trung. Thực ra, dù có ghét anh hàng xóm đến đâu đi chăng nữa thì việc giao hảo cũng không thể tránh khỏi, trừ khi chúng ta có thể “dọn nhà” đi chỗ khác (mà nếu dọn được thì đã dọn lâu rồi)!

Mà không chỉ phản đối học tiếng Trung, người ta còn kêu gào phản đối học các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Điều này xuất phát từ tâm lý thực dụng và ưa giản tiện. Đối với nhiều người, tính thực tế và hữu dụng luôn được đặt lên hàng đầu thì người ta lựa chọn một điều gì đấy. Việc chọn học một ngôn ngữ cũng không phải là một ngoại lệ. Khi học một ngoại ngữ, người ta thường đặt ra trong đầu câu hỏi “Học để làm gì? Học có ích gì?”, thường thì sự lựa chọn đó sẽ gắn liền với lợi ích công việc, ví dụ như một người muốn làm việc lâu dài cho một công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản thì họ sẽ không ngại đầu tư thời gian và công sức để học tiếng Nhật.

Tiếng Anh thì chắc chắn phải học rồi, vì nó đã được mặc định là ngôn ngữ quốc tế. Biết tiếng Anh thì có thể giao tiếp với người đến từ bất kỳ quốc gia nào. Mà tiếng Anh cũng không phải là ngôn ngữ quá khó học (so với những ngôn ngữ khó nhằn khác là tiếng Nhật, tiếng Trung hay tiếng Pháp). Quá đơn giản, quá thuận tiện! Người biết tiếng Anh thì có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm hơn và kiếm tiền cũng dễ hơn. Vậy thì học tiếng Anh thôi là đủ, cần gì phải đề xuất này nọ cho tốn công, tốn tiền lại tốn thời gian!

Ai mà chả nhìn thấy học tiếng Anh thì có lợi như thế nào và trong thời buổi hội nhập kinh tế này thì tiếng Anh quan trọng đến mức nào, đến ông lái xe ôm còn hiểu chuyện này, huống chi là những người làm chính sách giáo dục, nên những người đang gào thét, la ó đủ kiểu về cái đề xuất học ngoại ngữ của Bộ giáo dục có phải là đang tốn hơi vô ích hay không? Thay vì gào thét thì hãy nghĩ xem hay hỏi xem tại sao Bộ lại có đề xuất như thế?

Họ mới “liều lĩnh” đưa ra đề xuất dạy những ngoại ngữ khác cho học sinh bên cạnh tiếng Anh (chắc là cũng biết trước rằng mình sẽ nhận một đống gạch đá của dư luận) để làm gì à? Không phải để “hành hạ” thêm đầu óc của trẻ nhỏ đâu mà để con em chúng ta có thêm những cơ hội mới, mở mang thêm sự hiểu biết về đa dạng văn hóa thông qua việc học ngoại ngữ.

Tóm cái quần lại là học ngoại ngữ nào cũng tốt cả các mẹ ạ, vì ngôn ngữ nào cũng sẽ giúp con em chúng ta mở thêm những cánh cửa mới đến những thế giới mới và có thêm những cơ hội mới trong cuộc đời, chứ không làm chúng lùi bại đi đâu. Hãy giải phóng đầu óc để có một cái tầm mang tầm quốc tế!

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…