Người Việt mình có mấy thói quen này nên làm ra nhiêu tiền là “quăng hết tiền qua cửa sổ”. Đồng tiền kiếm được không dễ dàng gì, lãng phí kiểu này sẽ vô cùng lãng nhách, không nên tí nào
1. Lãng phí thức ăn
Theo Cục thống kê Lao động của Mỹ, năm 2014, một gia đình điển hình của Mỹ tiêu khoảng 4.000 USD vào các cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Tuy nhiên, số liệu từ Hội đồng Bảo vệ Nguồn lực quốc gia lại cho biết, người Mỹ thường vứt đi 25% số thực phẩm mà họ mua mỗi năm.
Như vậy một gia đình trung bình của Mỹ vứt đi 1.000 USD mỗi năm mà không có lý do nào chính đáng. Thử nghĩ bạn có thể làm được gì với 1.000 USD ấy? Đây tuy là những thống kê của Mỹ nhưng nó lại khá tương đồng với Việt Nam. Việt Nam chưa có thống kê những cái này nên mình khó mà đưa ra số liệu chính xác. Tuy nhiên, hãy thử nhìn vào những cửa hàng buffet đi, nhìn vào những đám tiệc cưới hỏi, giỗ,…ở nước mình đi.
Trong khi người ta thì kiếm bớt cơm nóng với nước tương cũng mệt, gói mì gói cho 1 bữa thôi cũng phải nhờ viện trợ thì mình lại tổ chức 1 ngày giỗ linh đình, 1 buổi đám cưới dư thức ăn cả tấn. Hay nghĩ theo hướng khác, nếu thay vì đi ăn nhà hàng/quán xá mỗi ngày 3 lần, đi siêu thị mua sắm linh tinh,…chúng ta có thể tự nấu ăn và đi bộ để tiết kiệm 1 ít để dùng nó trả nợ, để dành có một khoản lương hưu hay có thể đầu tư vào một vài mục tiêu tài chính ngắn hạn cho mình.
Khoản lãi ít nhất tại ngân hàng cũng mang lại 6% lợi nhuận. Và trong vòng 20 năm, bạn sẽ nâng số tiền tiết kiệm lên đến bạc triệu. Bạn thấy sao, như vậy đã đáng để tiết kiệm chưa?
Đừng trở thành người ném tiền qua cửa sổ, chí ít hãy nghĩ tới những gia đình miền Trung mà sống tiết kiệm hơn
2. Chạy theo đồ công nghệ, điện tử
Sở thích sưu tầm đồ công nghệ và chạy theo xu hướng liên tục thay đổi của nó đã đốt nhiều tiền hơn chúng ta tưởng. Theo khảo sát, 44% chúng ta sẵn sàng nâng cấp điện thoại của mình ngay khi nhà sản xuất ra lò sản phẩm mới. Chu kỳ thường khoảng 2 năm hoặc nói tới Iphone thì nhanh lắm, tầm 1 năm cũng có thể. Cứ ra cái nào là chúng ta lại bán cái cũ và đổi sang cái mới.
Bạn có biết là đồ công nghệ mới vừa ra mắt là cao hơn giá gốc định ra tới 20% sau khi mua về là nó đã mất 10% giá trị nếu bán lại cho người khác. Sau tầm 3-4 tháng là nó đã mất 20% và thường sau gần 1 năm thì mất tầm 50%. Cứ thế, vòng xoay mua mắc bán rẻ rồi đổi mỗi năm như thế phí biết bao nhiêu là tiền.
Kết quả, cũng chỉ mua để nghe-gọi-chọi và “lên mặt với thiên hạ”
Nhưng không chỉ có điện thoại, ngày nay con người ta hào hứng chạy theo với hàng loạt thiết bị công nghệ khác nữa, từ laptop tới TV hay các thiết bị GPS…
Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều tín đồ của công nghệ. Nếu trong vòng 2 năm qua, bạn đã đổi điện thoại hoặc mua mới 2 thứ công nghệ dù đồ cũ chưa hỏng, bạn chắc chắn có thể cũng đã lãng phí kha khá tiền vào chúng. Thử nghĩ cắt giảm nó, đem đi gửi NH hay từ thiện thì có đáng hay không he
3. Hao nhiên liệu
Thường chúng ta hay mắc phảỉ những vấn đề linh tinh nhưng gom lại nhiều lắm nè:
-Không tắt đèn khi ra ngoài
-Không tắt máy xe khi dừng trên 30 giây
-Không khóa nước cẩn thận làm vòi rỉ
-Không khóa gas làm nó xì
-Uống nước 1 nửa rồi đổ mà không tưới cây hay nhường phần cho động vật
-Cơm thừa quăng hết vào sọt rác
-Điện thoại cắm sạc 24/24 và bật chế độ sáng hết mức
-Bật máy lạnh kể cả khi trời mát
Những cái này thừa quá, từng chút một gom lại đủ để sống thêm 1 năm đấy
4. Mua xe hơi
Thiệt ra thì mua xe máy để đi, mua xe hơi để chạy không có gì đáng nói nếu như biết vận dụng nó phục vụ tốt cho việc làm giàu cho bản thân mình.
Tuy nhiên chúng ta toàn dùng nó cho mục đích “khoe của”. Xe hơi mua về chỉ để lâu lâu mới xài, chạy đi chơi thì quá phí. Một chiếc xe mua về là mất đi 40% giá trị trên hóa đơn (tức là xe mới mua về giá 500 triệu thì bán đi liền cũng chỉ bán được 300 triệu).
Rồi mua mà về nhà cất được không nói, phải đem đi gửi xe, ít nhất 1 triệu/tháng, bảo trì cũng vài triệu, phí bảo hiểm, tiền xăng,….Một chiếc xe ngốn tiền kiểu đó, thiết nghĩ sẽ vô cùng phí. Trừ trường hợp bạn mua về để cho thuê, chạy xe khách,…ngoài ra phí rất phí.
Một vài người nổi tiếng còn đi xe máy đi chơi đó mà không hiểu sao có người mua 2-3 chiếc xe hơi để trưng.
5.Trả phí cho ngân hàng không cần thiết
Một nghiên cứu của Đại học Tufts cho biết, với một hộ gia đình, chi phí trung bình trả cho ngân hàng để rút tiền mặt theo ngiên cứu này lên tới 1.739 USD một năm.
Còn theo Bankrate, chi phí để rút tiền tại ATM không phải của ngân hàng phát hành thẻ có thể tốn 1 -3 ngàn mỗi lần.Một năm rút chừng 100 lần cũng mất vài trăm ngàn.
Thẻ ATM đăng ký mà không dùng cũng phí phạm: Thường thì 1 năm NH nó sẽ thu phí thường niên từ 50-60k, còn tiền SMS-banking thì tầm 8-9k/tháng. Tính ra 1 năm cũng mất tầm 150-170k, ai đăng ký tới 2-3 thẻ thì trung bình cứ 1 năm là mất hơn 300-400k. Nếu một tài khoản ngân hàng ít dùng đến hãy khóa tài khoản, khóa dịch vụ SMS Banking, Mobile Banking đừng để phí tiền tào lao nữa.
Ngoài phí ATM, một số khách hàng cá nhân vẫn để mất những phí ngân hàng một cách không cần thiết. Ví dụ, thẻ tín dụng. Nó rất hữu ích nhưng sẽ tốn kém phí thường niên và vấn đề lớn nhất là chỉ vì không kiểm soát lịch trả nợ hay đã thanh toán nhưng lại thiếu vài nghìn đồng…sẽ bị tính lãi suất phạt theo quy định.
Xem thêm video đàn ông cố gắng 1, phụ nữ cố gắng 10