“Muốn đất nước phát triển thì phải bỏ Tết ta, gộp luôn vào Tết tây cho…”

Năm hết tết đến rồi, em đaang háo hức mong chờ được về quê ăn tết, sum họp cùng gia đình. Cả năm trời cày cuốc vất vả chỉ mong chờ có mấy ngày tết để về với gia đình mà thôi. Tâm trạng đang háo hức như thế, ngờ đâu lên mạng đọc báo lại đọc phải một bài viết xuẩn ngốc như thế này đây.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Không biết người viết này nghĩ gì mà lại giẫm đạp lên ông bà, tiền nhân, văn hóa nguồn cội của dân tộc, thậm chí là hất một gáo nước lạnh vào lòng những người con xa quê mong mỏi đến tết để về sum họp gia đình như em. Sau đây là nguyên văn bài viết ý kiến đòi gộp tết ta vào tết tây để Việt Nam mình có một cái “tết hội nhập”.

“Những năm trở lại đây, cứ mỗi dịp xuân về lại bùng nổ dữ dội tranh cãi vấn đề nghỉ Tết. Cái việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến các nhà kinh tế hội nhập “sởn hết gai ốc” vì lo sợ.

Người ta hô hào hội nhập kinh tế nhưng vẫn muốn giữ khư khư lề lối văn hoá truyền thống đó là Tết cổ truyền. Tôi không phủ nhận, Tết cổ truyền mới đúng là Tết sum họp của người Việt nhưng nó không còn phù hợp với tốc độ phát triển xã hội nhanh vũ bão như hiện nay.

Chúng ta chọn đất nước giàu mạnh hay chọn cố chấp giữ truyền thống để cứ phải ngậm ngùi nhìn các quốc gia khác vượt mặt chúng ta hàng thập kỷ?

Chúng ta chọn mở rộng phát triển kinh tế, giao thương với các nước châu Âu, châu Mỹ hay chọn chỉ quanh quẩn làm ăn với các nước láng giềng cùng đón Tết như ta?

Trên lý thuyết, Tết là sum họp, là tình thân và cũng có người cho rằng Tết cổ truyền là hồn của dân tộc, Tết còn thì dân tộc Việt mới còn (?!) Tôi không nghĩ vậy, cá nhân tôi cho rằng nếu đã sống có tình thì 365 ngày trong năm đều tình nghĩa với nhau, đều sum họp với nhau chứ cần gì nhân danh Tết để bày mâm cao cỗ đầy?

Ảnh minh họa

Và cái hồn ở dân tộc vốn dĩ nằm ở sự thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, sự hội nhập khéo léo về văn hoá cũng như chuẩn mực trong đạo đức, lối sống của con người. Hà cớ gì đạo đức xã hội càng xuống cấp, kinh tế thì thụt lùi, Tết thì ngày càng “nhạt” mà cứ phải khăng khăng “giữ hồn”?

Thực chất, cái mà chúng ta đang quyến luyến đó chính là Tết xưa, những cái Tết có lẽ chưa đủ đầy như bây giờ nhưng trọn vẹn vị Tết, những ngày chuẩn bị phơi phóng củ kiệu, lục tục làm dưa món, kho nồi măng hột vịt hay ở miền Bắc thì có thịt nấu đông. Sên mứt gừng mứt dừa hương thơm bay đến cuối ngõ. Những ngày ba cố làm gắng cho đủ tiền mua cho con tấm áo mới kịp đón giao thừa, mẹ thì lấy tiền để dành mua cành mai, cành đào để nhà có không khí xuân.

Ngày 23 đưa ông Táo, cả nhà quây quần bên nhau cung kính thắp hương. Ngày đó nghèo, nhưng ấm áp. Còn giờ đây, chúng ta đang sống ở cái thời mà giáp giao thừa vẫn còn có thể chạy ra mua vội mớ củ kiệu đóng hộp, mấy cái bánh chưng làm sẵn, đống mứt nhiều màu của tây của tàu đủ cả. Rồi chúng ta bỏ tiền tỷ ra để tái hiện những không gian tết xưa, vô cùng lãng phí và gượng ép.

Các nước nghỉ Tết tây, chúng ta cũng nghỉ. Rồi khi các nước quay trở lại vào guồng làm việc hăng hái suốt một năm, chúng ta lại rề rà vì chuẩn bị nghỉ Tết cổ truyền. Hết Tết cổ truyền vẫn uể oải, thậm chí là kiêng kỵ tiền vào tiền ra cho tới hết tháng Giêng.Trong khi với tốc độ kinh tế phát triển chóng mặt như hiện nay, các doanh nghiệp đua nhau tới từng phút từng giây, sự thắng thua trên thương trường quốc tế nó khác lắm với cái sự chém gió hơn thua nhau trên bàn nhậu những ngày Tết.

Cứ tới gần Tết, tất niên tổng kết một năm, hô hào chúc mừng nhau phát triển vượt bậc, hội nhập thành công, hô hào xong thì ai về nhà nấy, giải tán nghỉ Tết! Mặc cho cái thành công hội nhập, kinh tế thịnh vượng chỉ nằm trên giấy, trên kế hoạch, trên miệng. Mặc cho hàng hoá nằm trong kho phải đội thêm chi phí lưu kho, mặc cho mỗi một ngày nghỉ là một ngày thất thoát tiền của, GDP sụt giảm. Và mặc cho thế giới đi xa tới đâu, ta cứ vừa đi vừa nghỉ, nhưng ước muốn với hoạch định thì cao vời.

Có lẽ, thay đổi thói quen truyền thống là một điều khó khăn, nhưng bất kỳ dân tộc nào muốn phồn thịnh đều phải có những giai đoạn đau đớn như thế”.

Gộp tết ta và tết tây lại như thế thì có khác nào bỏ luôn cả tết cổ truyền của dân tộc. Chỉ có người suy nghĩ hạn hẹp, tầm nhìn như ếch ngồi đáy giếng mới có thể cổ xúy cho việc vứt bỏ di sản tinh thần cha ông để lại bằng cái luận điệu kinh tế sặc mùi thực dụng như thế. Không biết rằng người viết có biết không, người phương Tây họ đã phải trả một cái giá rất đắt khi chỉ lo chạy theo kinh tế mà bỏ quên nhưng giá trị văn hóa tinh thần, có thấy tại sao ở những người phát triển người ta không ngại bỏ ra một ngân sách khổng lồ chỉ để giữ gìn những thứ mà theo người viết bài trên thì chính là những thứ “xưa cũ, lạc hậu” mà ông cha “vứt lại”.

Xin thưa rằng chính những thức “lạc hậu, cổ hủ” ấy mới là thứ trường tồn vĩnh cửu. Không phải kinh tế, văn hóa mới chính là nền tảng để chúng ta có những bước đi vững chắc về tương lai. Hãy nhìn nước Nhật, chiến tranh thế giới thứ 2 đã khiến đất nước này trở nên tan hoang, xơ xác, nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn. Nước Nhật thời đó chẳng có gì khác ngoài một cái vỏ trống rỗng. Song chỉ trong vòng 20 năm, họ đứng lên và trở lại là một cường quốc hùng mạnh. Đó là nhờ người Nhật có một nền tảng văn hóa rất vững chắc với những giá trị tinh thần đã ăn sâu vào tâm thức của từng người dân.

Ai cũng biết người Nhật là những kẻ nghiện làm việc, họ luôn lấy sự phát triển của đất nước làm ưu tiên hàng đầu, song họ đang cố gắng giữ gìn và ăn lại cái Tết cổ truyền. Họ đang cố đi chậm lại để không “đánh rơi” nhưng giá trị văn hóa tinh thần từng là chỗ dựa giúp họ đứng vững khi đất nước lao đao. Tại sao chúng ta không nhìn vào họ để mà rút kinh nghiệm, tại sao cứ phải chăm chăm đi vào “vết xe đổ” của người khác, phải chăng đợi đến khi trả một cái giá rất đắt rồi chúng ta mới biết rút ra sợi dây kinh nghiệm đau thương. Cứ việc từ bỏ truyền thống đi, từ bỏ Tết ta, từ bỏ giá trị tinh thần gia đình mà ông cha ta để lại, để rồi xem đất nước này sẽ “phát triển” tới đâu?

Để rộng đường cho dư luận, sau đây là một số bình luận phản hồi của mọi người về bài viết trên:

  • “Em ko có tầm nghìn rộng và lớn. Em chỉ biết một cô sinh viên xa nhà, sống nơi đất khách quê người chỉ cầu mong ngày tết để được về nhà, gặp những người thân mà quên đi những ấm ức, tủi hờn của một năm. Tương lai thì không biết. Nhưng những cái tết trước đều là hồi ức em muốn lưu giữ nhất”
  • “Suy nghĩ tầm thường quá. Lúc nào cũng chỉ nghĩ tới vấn đề kinh tế.Bỏ tết âm lịch thì chẳng khác gì bỏ đi bản sắc dân tộc.Thay vì bỏ tết âm lịch thì nên thay đổi phong cách làm việc của người Việt trước. Những ngày trong năm mà làm việc năng suất thì nghỉ mấy cái tết cũng được”.
  • “Hòa nhập chứ không hòa tan. Bán rẻ văn hóa đổi lấy 1 sự tăng trưởng mơ hồ về kinh tế, đến lúc muốn mua lại thì đắt lắm mua không nổi đâu. Nếu nâng cao năng suất lao động trong 340 ngày thì 25 ngày nghỉ trong năm cũng chả ảnh hưởng gì cả. Trong khi ngày thường năng suất lao động thấp, tinh thần trách nhiệm công việc thấp lại đổ thừa cho nghỉ Tết”
  • “Mỗi năm có 1 lần đoàn tụ gia đình, 1 lần để ba mẹ ông bà được nhìn con cháu sum vầy, 1 lần để con cháu chúc sức khỏe ông bà, để anh em thăm hỏi nhau, để những ng xa quê hương được về với mảnh đất chôn nhau cắt rốn, 1 lần tưởng nhớ tổ tiên ông bà, đã gọi là cổ truyền thì….”

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…