Phê bình người khác có thể mang tới những xung đột không đáng có, tuy nhiên việc phê bình không hẳn sẽ mang lại hiệu quả xấu nếu biết phê bình đúng cách và không chỉ trích.
1. Tôi cũng đã từng mắc phải những sai lầm đó
Sự đồng cảm sẽ làm dịu tình hình. Ngay cả khi điều bạn nói chưa chắc là sự thật, bạn vẫn có thể làm nhẹ đi lời phê bình người khác bằng những câu như “Tôi đã từng lâm vào trường hợp giống như bạn, nhưng…”. Cách làm này hữu dụng nguyên do bởi nó giúp ta tránh được bầu không khí mang tính cấp trên. Điều đó còn có nghĩa bạn đã mắc lỗi nhưng bạn không được tự ti vì những người khác cũng từng mắc lỗi như bạn. Với tư cách là một người thâm niên hoặc cấp trên của đối phương, bạn có thể chỉ bảo họ mà không khiến họ cảm thấy bị tổn thương.
2. Giọng nói:
Nên tránh việc để cho giọng nói có biểu hiện thái độ mỉa mai, giận dữ, thiếu thân thiện và chiếu cố. Hãy thể hiện sự lịch sự, thân thiện và tự nhiên trong giọng nói của bạn. Đây chính là sự khác biệt. Ngay cả khi bạn cho rằng đối phương phải nhận sự giận dữ của bạn là điều thích đáng, việc đó không giúp ích gì cho bạn và công việc ngoại trừ việc để lại ấn tượng xấu về hình tượng bạn trong mắt họ. Nếu bạn phê bình họ theo chiều hướng tích cực, họ sẽ hiểu vị thế, trách nhiệm của bạn và nhận ra điểm sai của mình nhiều hơn.
3. Mỉm cười:
Nếu một đồng nghiệp đã gây ấn tượng xấu với bạn, bạn thường sẽ thấy khó khăn trong việc phê bình họ mà không bộc lộ những cảm xúc tiêu cực. Nếu điều này xảy ra, hãy mỉm cười trước khi bắt đầu cuộc đối thoại. Khi chúng ta cười, hành động đó sẽ vô tình xoa dịu sự căng thẳng, ngoài ra, đó cũng là cách hay để ta giải tỏa và tạo ra sự tích cực.
4. Phê bình những điểm quan trọng:
Không ai thích việc bị soi mói tất cả những lỗi sai của mình. Nếu bạn phê bình người khác với tất cả những sai phạm nhỏ nhất của họ, đó không còn là phê bình mà là chỉ trích, trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, họ đã hình thành thái độ thù địch với thói quen chỉ trích của bạn. Hãy khoan dung nếu có thể.
Hãy chỉ ra những chỗ hoạt động không tốt theo dạng câu hỏi để họ tự nhận thấy và phát hiện lỗi sai của mình, tránh việc nhắc đến cảm xúc của bạn về lỗi sai của họ, thay vào đó, thể hiện thành ý muốn giúp đỡ và bàn bạc phương hướng giúp họ cải thiện. Nên khuyến khích họ tự nghĩ ra giải pháp cho riêng họ.
5. Ngụy trang cho sự phê bình:
Nếu chúng ta đủ khôn ngoan, chúng ta có thể thay đổi hành vi người khác mà không cần đến việc phê bình họ. Nếu một đồng nghiệp tiếp tục mắc sai phạm, hãy thử gợi ý một cách làm đúng đắn cho họ. Hãy kêu gọi bản chất tích cực của họ.
6. Khen ngợi rồi phê bình
Không có ai không có điểm tốt. Nếu bạn phải phê bình ai đó, sao không bắt đầu bằng việc chỉ ra những điểm tốt về họ? Điều đó sẽ làm tâm trạng đối phượng tốt hơn, và vì thế họ sẽ đón nhận sự phê bình theo chiều hướng tiếp thu tốt hơn. Dĩ nhiên bạn cũng nên thể hiện thành ý trong lời khen của mình.
7. Khen ngợi họ thực hiện Đúng (ngay cả khi nó không chính xác)
Phương pháp này có hơi thảo mai, nhưng cũng đáng để thử. Giả dụ đối phương rất tệ trong việc hoàn thành thủ tục giấy tờ. Hãy trình bày với sếp bạn là họ đã làm tốt việc đó. Nếu đối phương nghe được, họ có thể cảm thấy tự xấu hổ với lỗi của bản thân và tự khắc phục. Có thể cách này không hữu hiệu trong mọi trường hợp nhưng ít nhất nó có tác dụng với những ai có lòng tự trọng cao và có nhu cầu cầu tiến.
Bản thân tác giả bài viết tự nhận thấy phương pháp này thông qua chương trình thời sự Mỹ, khi vị thủ tướng khen ngợi các phúc lợi cộng đồng (thực tế các hoạt động lại rất tệ) nhưng đã cho ra kết quả đáng mong đợi hơn khi những người chịu trách nhiệm đã chịu chỉnh sửa để xứng đáng với lời khen của Thủ tướng.
8. Khen ngợi sự thay đổi tích cực:
Kiểm tra lại kết quả sau khi bạn đã nói chuyện với họ, hãy chủ động đề nghị giúp đỡ và bàn bạc các phương pháp hữu hiệu phù hợp để giúp họ thay đổi. Chủ động khen ngợi khi sự thay đổi này mang lại kết quả tốt và bạn cần công nhận thành quả của họ.