Không ai ngờ sơ suất nhỏ này của người mẹ khiến con trai 3 tuổi nhập viện khẩn cấp

Chỉ một sơ suất nhỏ của người lớn đã khiến bé 3 tuổi gặp nguy kịch, phải nhập viện vì ngộ độc thuốc.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Theo một trang báo địa phương thành phố Miên Dương (Trung Quốc) đưa tin, hôm 16/11 vừa qua, một cậu bé gần 3 tuổi học trường mầm non An Châu phải nhập viện cấp cứu vì nhầm lẫn nghiêm trọng của người mẹ.

Chị Chu, mẹ của cậu bé 3 tuổi cho biết, vì cháu bị ốm nên khi nhờ bà đưa cháu đến trường, chị có đưa thuốc cho bà và nhờ cô giáo cho cháu uống thuốc. Khoảng 5 giờ chiều hôm đó, khi đến đón con về phát hiện sắc mặt bé không được bình thường. Khi hỏi cô Cao là giáo viên chủ nhiệm, cô nói không hề cho cháu uống thuốc.

“Tuy nhiên, khi tới gặp giáo viên đời sống để lấy thuốc về, tôi phát hiện lọ thuốc ban đầu là 73ml giờ chỉ còn lại 20ml”, chị Chu nói. Vì thế, chị đã lập tức đưa con đến bệnh viện An Châu, thành phố Miên Dương tỉnh Tứ Xuyên để kiểm tra sức khỏe. Lúc này, nhịp tim của bé trai đã lên tới 190/phút (thông thường là 110-120/phút). Con chị Chu được chẩn đoán bị ngộ độc do uống thuốc, phải rửa ruột ngay lập tức.

ufhk-fxxwrwm8118339-1479723931-width500height890
Cậu bé phải nhập viện vì ngộ độc thuốc.

Sau khi liên lạc với 2 giáo viên phụ trách đời sống ở trường, chị Chu được biết vào khoảng 15 giờ 40 phút cùng ngày, cô Tưởng là giáo viên đời sống đã cho con chị uống 35 ml thuốc. Đến khoảng 16 giờ 30 phút thì cháu liền nôn ra hết.

Ngày 17/11, Cục Giáo dục địa phương đã làm việc với trường mẫu giáo thì được biết, giáo viên nhận mình đã cho cháu uống 35ml thuốc vì… chính phụ huynh của cháu viết là phải uống 35ml.

“Bà cháu đưa cháu đến, rồi đưa thuốc cho chúng tôi. Bà cháu còn nói cho cháu uống 35ml. Khi đó tôi đã nói có nhiều quá không thì bà nói mẹ cháu viết như thế và lấy trong lọ thuốc ra một mảnh giấy, viết rõ ràng là uống 35ml. Sau đó bà tự điền vào tờ đăng ký yêu cầu giáo viên cho cháu uống thuốc là 35ml”, cô giáo đời sống giải thích.

Vị hiệu trưởng của trường, Trương Tiểu Phàm đã lấy tờ đăng ký và tờ giấy kẹp trong hộp thuốc ra, trên cả hai tờ giấy đó đều viết rõ, “Dương…, buổi trưa uống 35ml”.

cnqb-fxxxauy0159204-1479723988-width500height375
Mảnh giấy ghi nhầm lẫn liều lượng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng.

Trương Tiểu Phàm nói, khi cho cháu uống thuốc, giáo viên phụ trách còn gọi một người khác đến đối chiếu tờ đăng ký và mảnh giấy, họ chắc chắn ở cả hai nơi đều là 35ml. “Và khi bà đưa cháu đến trường, giáo viên hỏi lại, bà còn khẳng định một lần nữa là uống 35ml”, vị hiệu trưởng quả quyết.

Hiệu trưởng còn cho biết thêm, khi uống thuốc xong, cậu bé không hề nôn. Buổi chiều còn ăn thêm 1 bát cơm và 1 cái bánh bao nữa.

Về phía gia đình cháu bé, ban đầu khi được hỏi có phải chị Chu viết nhầm thành 35ml và bà viết vào tờ đăng ký là 35ml không? thì cả bà và mẹ cháu đều khẳng định là mình viết 3.5ml. Tuy nhiên, cuối cùng khi đưa tờ giấy xác nhận ra thì chị Chu đã nhận là mình viết sai, nhưng lại cho rằng, dù mình viết sai thì cô giáo cũng phải có kiến thức thông thường và phải có trách nhiệm. Bố của cậu bé thì nêu ý kiến: “Một đứa trẻ làm sao có thể uống 35ml? Giáo viên nên gọi điện hỏi lại phụ huynh trong trường hợp đó”. Tuy nhiên vị hiệu trưởng không đồng tình với ý kiến đó, cho rằng giáo viên không phải là bác sĩ.

Sau khi sự việc xảy ra, đã có một vài ý kiến trái chiều. Trường mẫu giáo đưa ra ý kiến để tránh sự việc tương tự xảy ra, nếu sau này có cháu nào bị bệnh, cần các cô của trường cho uống thuốc thì phải mang theo đơn thuốc và giấy khám bệnh của bác sĩ đến.

Bộ Giáo dục địa phương cho rằng trường mầm non không có nghĩa vụ phải cho học sinh uống thuốc, đồng thời giáo viên cũng không phải là y tá bác sĩ có chuyên môn. Nếu trẻ bị ốm thì tốt nhất nên cho con ở nhà, vừa được nghỉ ngơi lại không lây bệnh sang những trẻ khác. Các phụ huynh có con bị ốm không nên mang thuốc đến nhờ cô cho uống hoặc đến giờ uống thuốc thì bản thân có thể tự đến trường cho con uống thuốc.

Tuy nhiên, một vài bậc phụ huynh thì cho rằng các cô giáo nên có trách nhiệm. Khi trẻ bị ốm, các cô có thể quan tâm đến các cháu, như thế sẽ không uống nhầm thuốc nữa.

“Nếu cứ bị ốm là cho trẻ nghỉ học, như thế sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ”, một phụ huynh đưa ý kiến.

Một ý kiến khác cho rằng, “Nếu như ở trường không có y tá bác sĩ có chuyên môn, thì giáo viên phụ trách việc cho trẻ uống thuốc cũng nên trang bị cho mình một kiến thức cơ bản, lượng thuốc trẻ uống rất ít, nếu phát hiện lượng thuốc ghi trên tờ đăng ký quá lớn thì nên gọi điện để hỏi lại phụ huynh”.

Theo Eva

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…