Từ cái nhìn của các phi hành gia, hình ảnh Trái đất hiện dưới mắt bạn mang màu sắc cực kì mới mẻ và khác lạ.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Thực tế, rất ít người có được cơ hội nhìn Trái đất từ ngoài vũ trụ và những ai may mắn (thường là các phi hành gia vũ trụ) có tầm nhìn tuyệt vời ấy đều nói rằng đó là trải nghiệm vô cùng kì diệu và khó tả. Đi đôi với cảm giác kì lạ đó, những hình ảnh họ thấy được từ trên cao đã thay đổi nhận thức của họ về thế giới. Trái đất mà họ nhìn thấy từ vũ trụ không mang nguyên vẹn vẻ đẹp của hành tinh xanh với đất liền và đại dương mà còn có những mảng màu tối do sự ô nhiễm môi trường tác động.
Mới đây, ông Benjamin Grant cho xuất bản một cuốn sách mang tên Overview: A new perspective với các bức ảnh chụp nhiều khu vực trên Trái đất từ ngoài vũ trụ của các phi hành gia. Những tấm ảnh không chỉ mang đến cho bạn một cái nhìn kì ảo về thế giới của chúng ta đang sống mà còn là một lời nhắc nhở của ông Benjamin Grant về việc nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường.
Các mỏ Uranium Arlit được chụp ở Arlit, Niger. Các nhà máy điện hạt nhân và vũ khí hạt nhân của Pháp phụ thuộc vào nguồn Uranium được khai thác từ các mỏ Arlit với sản lượng hơn 3.400 tấn mỗi năm.
Mỏ kim cương lộ thiên Mir nằm ở Mirny, Đông Siberia, Nga hiện không còn hoạt động. Với độ sâu 525m và đường kính 1.200m, Mir trở thành mỏ khai thác kim cương lớn thứ hai trên thế giới. Hoạt động trong 44 năm, nó đã thu về sản lượng 10 triệu carat kim cương mỗi năm trong trong thời gian khai thác đỉnh điểm của những năm 1960.
Trung tâm tưới tiêu trục xoay được sử dụng trên khắp vịnh Wadi As-Sirhan của Arab Saudi. Nước được khai thác từ độ sâu hơn 1.000km, bơm lên bề mặt cho các bình tưới được phân bố đều theo hàng và xoay 360 độ xung quanh một động cơ trung tâm.
Đây là hình ảnh của các ao chất thải tại mỏ Neves-Corvo, thành phố Castro Verde, Bồ Đào Nha. Kẽm, đồng và các kim loại cơ bản được khai thác từ các mỏ và chất thải khai thác sẽ được đưa vào khu vực ao trũng này. Thông thường, vật liệu phế thải được bơm vào ao chất thải và trộn với nước để tạo ra bùn khoan.
Cảng than đá Qinhuangdao ở Trung Quốc là cơ sở vận chuyển than đá lớn nhất trong cả nước. Ở đây, có khoảng 210 triệu tấn than được vận chuyển đến nhà máy điện ở miền Nam Trung Quốc mỗi năm. Vào năm 2015, một tài liệu tiết lộ Trung Quốc đã đốt nhiều hơn 17% lượng than đá mỗi năm so với những công bố của nước này trước đây.
Ngọn đồi hoa quả uốn lượn ở Huelva, Tây Ban Nha. Khí hậu ở đây vô cùng lí tưởng cho cây cối phát triển với nhiệt độ trung bình khoảng 17,8 độ C và độ ẩm nằm trong khoảng 60%-80%.
Cảng Hamburg nằm trên sông Elbe ở Hamburg được gọi là “cổng thế giới” của nước Đức. Trung bình mỗi ngày, cơ sở này đón 28 tàu thủy, 200 tàu chở hàng và 5.000 xe tải. Tổng cộng, cảng Hamburg vận chuyển 132.300.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Hình ảnh ấn tượng của thành phố Plaza Del Ejecutivo ở Mexico với hơn 9 triệu dân được chụp từ trên cao.
Jeongwang-dong là một khu vực công nghiệp ở thành phố Ansan, Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc mạnh mẽ triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển các thành phố hiện đại, đặc biệt ở khu vực này. Màu xanh nổi bật mà bạn nhìn thấy ở đây là kết quả của việc sử dụng các tấm lợp bằng nhôm nhằm giảm chi phí và có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Ao bay hơi có thể nhìn thấy tại mỏ kali tại Moab, Utah. Các mỏ sản xuất kali cacbonat và muối kali là những thành phần chính trong phân bón. Muối được bơm lên bề mặt từ nước mặn dưới lòng đất và được sấy khô trong ao năng lượng mặt trời khổng lồ.
Selkirk Yard là một bãi đường ray nằm tám dặm về phía nam của Albany, New York. Nó được vận hành như một cửa ngõ vận tải đi về phía Đông sông Hudson, bao gồm cả thành phố New York. Sử dụng điều khiển bằng máy tính, bãi đường ray này có thể vận hành hơn 3.200 xe mỗi ngày.
Mỏ kim cương Jwaneng ở Botswana là mỏ “dồi dào” kim cương nhất thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 15,6 triệu carat (2006).
Sân bay Quốc tế Princess Juliana là sân bay chính trên hòn đảo Caribbean của Saint Martin. Sân bay này nổi tiếng với cách tiếp cận Runway 10. Máy bay đến đây có thể bay ở độ cao xuống thấp đáng kinh ngạc.
Đập Grande Dixence ở bang Valais ở Thụy Sĩ là đập nước cao nhất thế giới với chiều cao 285m, mất 14 năm xây dựng và chứa khoảng sáu triệu mét khối bê tông.
Khu vực bảo trì kiêm bãi đậu máy bay lớn nhất thế giới nằm tại Căn cứ không quân Davis-Monthan ở Tucson, Arizona, Mỹ. Khu vực này chứa hơn 4.400 máy bay “nghỉ hưu” của chính phủ và quân đội Mỹ.
Màu sắc rực rỡ này là hình ảnh nhìn từ trên xuống của các tòa nhà công nghiệp lợp kim loại ở Tokai, Nhật Bản. Nền kinh tế của thành phố phát triển vượt trội nhờ một nhà máy thép khổng lồ dưới dự điều hành của công ty Nippon Steel với sản lượng hàng năm cao hơn 47 triệu tấn thép so với các cơ sở khác.
Frankfurt Airport là sân bay nhộn nhịp nhất ở Đức, trung bình có khoảng1.365 chuyến bay mỗi ngày và 65 triệu hành khách mỗi năm. Với hơn 70.000 nhân viên, sân bay này cũng là nơi làm việc lớn nhất trong cả nước.
Tahoe Keys là khu vực dân cư tại El Dorado County, California. Được thành lập vào những năm 1960, khu vực này bao gồm hơn 1.500 căn nhà được xây dựng trên một loạt các kênh nối qua hồ Tahoe.
Một thiết kế giao thông độc đáo hình cỏ bốn lá được tìm thấy ở ngoại ô Doha, Qatar. Thiết kế này giúp xe cộ qua lại trên ngã tư đường cao tốc mà không cần phải dừng lại.
Đây là hình ảnh ruộng muối ở San Francisco, California. Nước được đưa vào các ao lớn và bắt đầu chuyển đổi thành nước mặn. Từ đó, nước muối sẽ trải qua các quá trình làm bay hơi trước khi trở thành các tinh thể muối thực sự. Các ao lớn có màu đỏ rực rỡ của họ là do màu của tảo Dunaliella.