Việc hay mắng nhiếc con làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé mà nhiều bậc phụ huynh không nhận ra.
Quá nhiều áp lực dồn lên vai, gánh cùng lúc khiến không ít cha mẹ không biết tự bao giờ lại có thói quen giáo dục con bằng cách bạo hành tinh thần với những đòn quát tháo, la mắng. Bạo hành trẻ em không chỉ là sự tra tấn về thể xác mà chính sự la mắng con trẻ mới gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần và sự phát triển của con.
Là cha mẹ hiện đại, chúng ta nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục con cái và các phương pháp giáo dục đúng cách. Bởi lẽ, chính cách dạy và môi trường giáo dục gia đình có tác động rất lớn đến con đường tương lai của con về sau.
Sự tổn thương về thể xác đôi khi không đáng sợ bằng hậu quả nếu đứa trẻ bị tổn thương về tinh thần. La mắng con trẻ thường xuyên là con đường nhanh nhất đẩy trẻ rơi vào bi kịch. Cụ thể là ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, đe dọa đến sự phát triển của thần kinh và trí não.
Nhiều chuyên gia Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên bạo hành trẻ bằng cách la mắng vì có thể gây ra nỗi sợ hại và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên xây dựng niềm tin cho con bằng cách dạy những điều đúng đắn.
La mắng trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Khi nói về tình trạng bạo hành trẻ em, Tiến sĩ Amyh Stewapolpitak, MD Phó tổng cục trưởng phòng Y tế Thái Lan cho biết, cha mẹ thường dùng cách đe dọa hoặc la mắng con vì nghĩ cách này con sẽ sợ và nghe lời bố mẹ ngay lập tức. Những cách cha mẹ thường dùng có thể là dọa: bác sĩ sẽ tiêm, cảnh sát sẽ bắt con,… Đáng nói hơn, nhiều cha mẹ không chỉ dọa con mình mà còn dùng lời lẽ để bạo hành tinh thần con mà không biết rằng hậu quả của nó vô cùng tai hại.
Những tác hại khi cha mẹ la mắng trẻ
La mắng để con nghe lời, hoặc để ngăn chúng làm việc gì đó nhưng bố mẹ lại quên mất dạy con theo cách này có thể gây ra các vấn đề khác như:
1. Hình thành nỗi lo âu, sợ hãi hoặc cha mẹ sẽ bị từ chối
Việc la mắng thường xuyên sẽ khiến trẻ hình thành nỗi sợ hãi, sự bất an về tâm lý. Thậm chí, thay vì nghe lời, trẻ có thể phản ứng lại với phụ huynh một cách cực đoan. Sau này khi gặp vấn đề tương tự, trẻ có thể dễ gắt gỏng, giận dữ, thích la mắng.
2. Mất ý thức tự giác trong học tập
Nỗi sợ hãi có thể khiến trẻ mất đi ý thức tự giác trong học. Thay vì chủ động làm mọi việc trong quyền tự quyết của trẻ thì con chỉ làm hoặc dừng việc nào đó chỉ vì sự sợ hãi. Về lâu dài, thói quen này ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như dẫn đến hàng loạt các vấn đề rắc rối về sau.
3. Có thể “giết” chết sự sáng tạo của trẻ
Một đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ rất khó để phát huy sự sáng tạo bởi vì chúng luôn sống trong cảm giác thiếu an toàn, không thể đặt niềm tin vào người lớn, nếu làm sai có thể bị cha mẹ mắng. Còn chưa kể, thói quen la mắng con thường xuyên sẽ dễ khiến con trở thành người sống khép kín, không thích chia sẻ và không đặt niềm tin vào người lớn.
Cách dạy con mà không dọa nạt hay la mắng con
Rõ ràng, la mắng con chỉ khiến con sợ hơn, không mang ý nghĩa giáo dục. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy con những điều đúng đắn, cho trẻ một lý do thích hợp mỗi khi nhắc nhở trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cũng nên thể hiện sự khen ngợi con khi con có hành vi tốt.Trong suốt quá trình phát triển của con, cha mẹ nên theo dõi sự phát triển hành vi của bé trong nhiều khía cạnh khác nhau như:
– Khả năng vận động của con qua các giai đoạn phát triển;
– Khả năng sử dụng đôi tay nhỏ bé và trí thông minh của con trong việc thể hiện và hiểu ngôn ngữ;
– Tự học, tự chơi để thể hiện khả năng sáng tạo của con ở mọi độ tuổi.
Tóm lại, la mắng con không phải là phương pháp giáo dục hiệu quả. Mỗi đứa trẻ sẽ có những cột mốc khác nhau, quan trọng là cha mẹ cần biết cách giúp con thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất cũng như phát huy khả năng sáng tạo của con thích hợp theo từng nhóm tuổi.
Theo myeva