Hành trình mang phép màu đến cho cậu bé có chiếc cổ kì dị

Nhưng phép màu đã thực sự đến với cậu kể từ sau khi cuộc phẫu thuật cổ thành công.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

12 năm nhìn thế giới qua lăng kính nghiêng 180 độ

Không may mắn như bao đứa trẻ khác, cậu bé Mahendra Ahirwar, 13 tuổi, mắc một hội chứng kì lạ khiến xương cổ của em không đủ cứng cáp để giữ thẳng phần đầu, dẫn đến việc em phải luôn nhìn thế giới nghiêng 180 độ. Chiếc cổ kì lạ này đã gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của Mahendra, bởi em chỉ có thể ngồi, không thể đứng hay đi lại. Mọi việc, từ ăn uống đến đi vệ sinh, đều phải có người giúp đỡ.

Chiếc cổ kì lạ của cậu bé Mahendra Ahirwar
Chiếc cổ kì lạ của cậu bé Mahendra Ahirwar

Mahendra cùng gia đình tại Madhya Pradesh ở miền trung Ấn Độ. Khi vừa chào đời, chiếc cổ của Mahendra vẫn bình thường, nhưng càng lớn, xương cổ của cậu yếu dần và rồi ngoẹo hẳn sang một bên. Gia đình Mahendra không ngừng tìm kiếm thầy thuốc chữa trị cho con, cho đến hai năm trước, các bác sĩ gần như bó tay. Thậm chí, cha mẹ của Mahendra cũng đã từng nghĩ đến việc cho cậu bé một cái chết ân huệ còn hơn là chứng kiến cậu phải chống chọi với kiểu sống đầy chịu đựng và khổ đau như vậy.

Chiếc cổ cản trở mọi hoạt động thường nhật của Mahendra
Chiếc cổ cản trở mọi hoạt động thường nhật của Mahendra

Suốt 12 năm liền, mẹ Mahendra một tay đút cậu bé ăn, tắm rửa và thay quần áo. Hai người chị em của cậu bé – Surendra, 11 tuổi và Manisha, 14 tuổi, đều đang đi học. Anh trai lớn của em, Lalit, 17 tuổi, thì đang tìm việc làm. Mahendra phải thui thủi ở nhà một mình. Ngay cả những người bạn của em cũng có lúc bỏ rơi em.

Phép màu từ những người xa lạ

Nhưng may mắn thay, cuộc sống của Mahendra đã bước sang trang mới nhờ những người tốt bụng hoàn toàn xa lạ. Đó là cô Julie Jones – một bà mẹ hai con sống tại thành phố Liverpool. Sau khi biết đến câu chuyện của Mahendra, cô Julie đã kêu gọi quyên góp 12.000 bảng Anh (khoảng 330 triệu đồng) để hỗ trợ chi phí phẫu thuật chỉnh lại cổ cho Mahendra. Cô chia sẻ: “Thật đau lòng khi thấy những bức ảnh chụp của Mahendra. Những gì tôi nghĩ lúc ấy chính là con trai tôi và tôi sẽ như thế nào nếu con tôi cũng bị như vậy”.

Mahendra và cô Julie Jones
Mahendra và cô Julie Jones

Ngoài ra, không thể nhắc đến bác sĩ Rajagopalan Krishnan, hiện đang công tác tại bệnh viện Apollo ở thành phố Delhi. Khi câu chuyện về Mahendra được phổ biến rộng rãi và đến tai ông, ông đã quyết định làm một điều gì đó cho cậu bé đáng thương này. Bác sĩ Krishnan chia sẻ: “Khi tôi gặp Mahendra lần đầu, điều khiến tôi ngạc nhiên nhất chính là vì sao cậu có thể giữ tình trạng này suốt 12 năm. Không hề được chẩn đoán huống chi là chữa bệnh. Lúc ấy, tôi chắc chắn rằng mình có thể chữa cho cậu bé, để cậu có thể nhìn thế giới ở góc nhìn thẳng hơn là lộn ngược như bây giờ”.

Bác sĩ Rajagopalan Krishnan - người chịu trách nhiệm phẫu thuật cho Mahendra
Bác sĩ Rajagopalan Krishnan – người chịu trách nhiệm phẫu thuật cho Mahendra

Trước cuộc phẫu thuật, mẹ của Mahendra – chị Sumitra, 36 tuổi, tràn ngập hi vọng: “Tôi sẽ không phải chứng kiến cảnh con mình chịu đựng thêm một chút nào nữa. Nhìn cuộc sống của con trước đây, tôi đau lòng lắm. Thằng bé không thể tự làm bất cứ chuyện gì. Nó cứ ngồi trong góc phòng cả ngày. Đó không phải là sống. Tôi phải đỡ con như một đứa trẻ dù ở bất cứ nơi đâu. Rồi đây khi con lớn hơn một chút nữa thì làm sao tôi đỡ được nữa? Nếu các bác sĩ không thể chữa trị cho con tôi được nữa thì thôi hãy để ông trời mang nó đi”.

Ở cuộc phẫu thuật đầu tiên, bác sĩ Krishnan – người đã có 15 năm kinh nghiệm, mổ phần trước cổ của Mahenra. Phần trước cột sống của em gần như không được che chắn, bảo vệ bởi lớp da cổ ở đây cực kì mỏng. Bác sĩ Krishnan phải bỏ đĩa đệm ra khỏi cổ và thay vào đó bằng xương lấy từ phần xương chậu của cậu bé, cuối cùng sử dụng nẹp kim loại để giữ thẳng cổ.

Tháng Hai vừa qua, Mahendra đã nằm tại bệnh viện Apollo suốt nửa tháng sau cuộc phẫu thuật để đảm bảo rằng cổ của cậu thật sự ổn định. Đã 7 tháng trôi qua, cổ của Mahendra vẫn thẳng và tương lai của cậu bé dường như đang sáng lên từng ngày.

Giờ đây, Mahendra đã có một cuộc sống bình thường như bao cậu bé khác: được tung tăng đến trường, tập đọc, tập viết và nô đùa cùng bạn bè. Cha của Mahendra – anh Mukesh, 41 tuổi, chia sẻ: “Quả thật là một phép màu! Thằng bé giờ đã rất khỏe mạnh, cổ thẳng trở lại và cuộc đời của con tôi đã khác đi rất nhiều!”.

Mahendra tươi tắn sau phẫu thuật
Mahendra tươi tắn sau phẫu thuật

“Cuối cùng tôi cũng có thể tự hào mà nói rằng gia đình tôi giờ đây đã hạnh phúc hơn bao giờ hết. Hạnh phúc đã tìm thấy nhà của chúng tôi sau cuộc phẫu thuật của Mahendra. Tôi thật có phúc!” – cha Mahendra nghẹn ngào nói. “Mẹ nó và tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc cho con đi học vì trước đây con tôi rõ ràng không thể làm chuyện đó được. Nhưng giờ đây, chúng tôi có trách nhiệm phải cho con được ăn học tử tế. Giờ đây con tôi có thể đi học được rồi”.

Cậu bé hạnh phúc bên gia đình và bạn bè
Cậu bé hạnh phúc bên gia đình và bạn bè

Cần tiếp tục theo dõi tình hình của Mahendra cho đến năm sau

Bác sĩ Krishnan cho biết ông sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của Mahendra nhưng cho đến nay, ông cho rằng cậu bé đang hồi phục rất tốt. “Thật tuyệt khi thấy cậu bé như ngày hôm nay. Giờ cậu bé có thể giữ thẳng đầu. Kết quả chụp X-quang cũng cho thấy không hề có biến chứng gì sau phẫu thuật”.

Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi Mahendra
Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi Mahendra

Bác sĩ Krishnan cảm thấy rất bất ngờ trước quá trình hồi phục của Mahendra. Ở độ tuổi như Mahendra, mức độ hồi phục là rất yếu nên khi thấy cậu bé khỏe mạnh như hiện tại, ông không khỏi vui mừng. “Cậu bé đã thay đổi rất nhiều, từ một cậu nhóc im lặng và khác biệt thành một cậu nhóc hướng ngoại. Cậu bé năng động hơn và theo lời gia đình thì cậu chẳng cần ai trông chừng nữa”.

Được biết, bác sĩ Krishnan vẫn sẽ tiếp tục kiểm tra tình trạng của Mahendra cứ ba tháng một lần trong năm tới. Nếu cổ của cậu bé vẫn giữ thẳng, đặc biệt là ở ngã ba craniocervical, ông sẽ rất vui mừng. Dự kiến, cậu bé sẽ phải tiến hành phẫu thuật trong tương lai và bác sĩ Krishnan phải gặp cậu thường xuyên hơn để kiểm soát tình hình. Nhưng hiện tại, bác sĩ Krishnan cho rằng Mahendra sẽ sống một cuộc đời bình thường và dễ chịu hơn những gì em đã phải trải qua suốt 12 năm liền.

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…