Tại Pontianak, Indonesia, khi kiểm tra hàng hóa vận chuyển qua sân bay, hải quan phát hiện 2 gói hàng khả nghi, dùng máy quét thì xuất hiện có bóng mờ khác thường. Dựa vào kinh nghiệm, hải quan cho rằng bên trong nhất định có đồ vật không bình thường, liền quyết định mở gói hàng ra kiểm tra, thấy bên trong có rất nhiều “chiếc ly” có hình dạng kỳ lạ.
Chỉ nhìn thấy những vật này có màu sắc tươi sáng, rất đẹp, rất dễ khiến mọi người chú ý. Hơn nữa, hình dạng của chúng hết sức kỳ lạ, có gai nhọn hoắt màu vàng, bên trên là màu đỏ tươi, thoạt nhìn vừa giống chiếc ly vừa giống cái tẩu thuốc, thực sự kỳ lạ.
Các nhân viên hải quan có kinh nghiệm đến xem xét cẩn thận, cho rằng đây là một loại xa xỉ phẩm, người bình thường không thể mua được, nhưng nguyên liệu của nó lại vô cùng tàn nhẫn.
Hóa ra những chiếc ly màu vàng đỏ này là được làm bằng nguyên liệu là chim tê điểu, hay còn gọi là hồng hoàng mũ cát, và đó là xương sọ của chúng. Loài chim này có cục u tạo thành từ chất sừng (một loại protein sợi) kéo dài dọc phần trên mỏ đến hộp sọ, có kết cấu giống như ngà voi. Đồng thời tuyến nhờn của chúng bài tiết ra chất lỏng màu đỏ như sáp, có thể nhuộm đỏ chiếc sừng vốn có màu vàng. Chiếc sừng cứng như sắt này có thể chiếm 11 % trọng lượng con chim.
Trên thế giới có 60 loài chim hồng hoàng phân bố ở Châu Phi và Châu Á, hầu hết là loài mỏ sừng rỗng, duy chỉ có loài chim hồng hoàng ở Đông Nam Á là có mỏ sừng đặc. Con đực dùng chiếc “mũ sắt” này để đánh nhau tranh giành con cái.
Mỏ chim hồng hoàng thường được coi như một dạng “ngà voi” vì sự quý giá của nó. Vật liệu này rất thích hợp để chạm trổ vì màu sắc vàng dịu đẹp mắt. Tuy nhiên, mỏ chim hồng hoàng cùng với ngà voi và sừng tê giác là những sản phẩm bị cấm trên thị trường quốc tế. Nhưng bởi vì chúng có giá trị cao gấp 3 lần ngà voi nên nhiều kẻ đã mạo hiểm săn bắt trộm loài chim quý hiếm này. Hiện tại, số lượng chim hồng hoàng còn rất ít và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Theo daikynguyen