Tôi cũng là một người làm cha, một người từng làm tất cả chỉ vì con cái mình. Có lẽ tôi cũng không quá mệt mỏi với đồng tiền và phải chịu khổ quá nhiều. Bởi vậy nhìn thấy cảnh này tôi cảm thấy không ai không khỏi xót xa. Người đứng ngoài kể lại câu chuyện có thể sẽ không được trọn ý nghĩa của nó. Nhưng tôi nghĩ mình sẽ đem lại cho mọi người nhiều điều từ việc này.
Anh Hưng, sống và làm việc tại thành phố của tôi. Bố con anh Hưng chuyển đến sống gần với gia đình tôi từ cái ngày mà con của anh đâu đó mới chừng khoảng 2 tuổi. Nhìn gương mặt rám nắng với làn da sạm đen, tôi đã luôn gọi anh là anh cho mãi đến sau này mới biết rằng chúng tôi cùng tuổi. Vì quen với cách gọi đó và anh cũng thoải mái nên tôi không thay đổi cách xưng hô của mình nữa.
Anh kể lại cho tôi về cuộc đời lắm gian truân của mình. Anh lấy vợ, một người cùng xã, nơi đó nghèo lắm, anh chị cùng lên thành phố lập nghiệp sau khi kết hôn. Không may vợ anh mắc bệnh nên mất sớm. Ngày bố con anh chuyển đến xóm tôi ở cũng là khi vợ anh mới mất chưa lâu. Tiền chữa viện phí cho vợ tốn kém quá, nên anh ở một nơi rẻ hơn. Gia đình tôi ở cạnh khu trọ đó chứ cũng không sống chung khu. Nhưng gặp nhau vài lần nên cũng quý mến nhau.
Tình cha thật lạ, từ ngày thằng bé con anh còn nhỏ, có thể con sẽ không thể nào ý thức được việc người cha luôn cố gắng dành tất cả mọi thứ cho mình. Vậy nên khi lớn lên, đứa con có thể sẽ cảm thấy việc cha thương yêu mình là một điều hiển nhiên. Kể ra cũng hay, mẹ mang nặng suốt 9 tháng 10 ngày mới sinh con ra nên tình yêu dành cho con là điều không thể phủ nhận. Vậy nhưng, khi con sinh ra bất kể ai cũng cảm thấy như một kì tích. Người đàn ông nào cũng sà vào chỉ để ôm lấy, hôn hít rồi cưng nựng đứa trẻ của mình. Họ cũng yêu thương con y như người mẹ vậy.
Có nhiều lần, tôi thấy anh đưa con đi học. Quên mất tôi chưa kể giờ cậu con trai của anh cũng đã bước vào lớp 1 rồi. Thành thật mà nói, không phải chuyện của mình nên tôi không muốn nói quá nhiều đến. Nhưng tôi muốn kể lại như một lời khen dành cho người đàn ông ấy. Tôi nhớ như in buổi sáng hôm đó, chính cái ngày nhập học của cậu con trai anh. Anh khổ sở chạy sang vay tôi 100 ngàn vì sợ đưa con đi ăn mà lại chưa nhận được lương. Tôi cũng không khó khăn gì nên vui vẻ đồng ý.
Bữa đó, tôi cũng đưa con của tôi đi ăn. Tôi và anh cùng hai dứa trẻ ngồi chung ăn với nhau. Đứng lên tôi đã định trả tiền, vậy nhưng anh khăng khăng phần của con anh để anh trả. Anh chỉ ngồi đó nhìn con ăn thôi, cậu bé ăn hết tô bún bò rồi lại đòi ăn quà vặt nữa. Anh chiều con nên cũng cho con ăn. Còn tôi ngồi ăn cùng con mình luôn. Đâu đó bữa ăn đó của con anh cũng hết ngót ngét gần 100 ngàn lúc sáng sớm anh mượn tôi rồi. Tôi còn quay đầu hỏi anh rằng:
– Sao anh không ăn luôn rồi đi làm cho tiện.
– À… tôi, tôi chưa đói lắm. – nghe anh ấp úng trả lời tôi cũng không tiện hỏi thêm.
Hai đứa con vào trường học, chúng tôi cùng nhau đi về. Tôi nhớ lắm, tôi đi xe máy xịn của tôi, còn anh thì lách cách dắt con xe cúp đời cổ của mình đi. Về đến nhà, vợ tôi đang ngồi xem phim, tôi cũng xin nghỉ sáng để dắt con đi học nhân ngày đầu tiên đi học. Thế nên ngồi chơi một lúc chán quá tôi sang thử nhà anh xem anh có nhà không thì sốc lắm, tôi đứng sững lại khi nhìn thấy anh đang cầm 1 túi trong đó đựng cơm trắng ngồi ngay góc tường nhà rồi bốc vội vàng bằng tay ăn như một kẻ phạm tội vậy.
Tôi tiến đến, anh hoảng hốt cất túi cơm đi. Khóe mắt tôi bắt đầu cay, tôi gượng hỏi:
– Anh có cần tôi giúp đỡ gì không?
– Tôi… tôi…
– Không sao đâu, nếu cần giúp đỡ cứ nói với tôi.
– Tôi cảm ơn anh vì tiền cho mượn lúc sáng. Tôi sẽ sớm đưa lại anh nhé.
– Được rồi, anh đừng lo.
Tôi về nhà xem nhà mình còn chút đồ ăn gì đem sang cho anh. Anh cười đau khổ kể công việc của anh người ta trả lương thất thường lắm. Giờ anh chẳng nghề, bốc vác cũng đâu có được mấy đồng mà tôi thương vô cùng.
Đến giờ chuyện đó cũng đã qua cách đây vài năm. Anh đã được làm bảo vệ cho một công ty, nghe đêu lương cũng tạm ổn. Đứa con càng ngày càng ngoan ngoãn không phụ lòng cha. Tôi chỉ hi vọng sau này khi cậu bé lớn lên, cậu có thể hiểu được và đền đáp công ơn của người cha mang công dưỡng dục cậu nên người. Thế người ta mới thấy được rằng, quả thực tình yêu thương của gia đình, dù là tình mẫu tử hay phụ tử thì cũng vô cùng thiêng liêng và sự hi sinh cao cả của các bậc sinh thành hi vọng sau này con cái sẽ ghi nhớ và đền đáp xứng đáng.
Theo WTT
Xem thêm: Con nhớ Papa kìa, Papa mau về với con đi nè