Đến năm 2050, thế giới sẽ có nhiều thay đổi không ngờ, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế – tài chính.
Một báo cáo có tựa đề “Tầm nhìn xa: trật tự kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi như thế nào vào năm 2050?” (tựa gốc: “The long view: how will the global economic order change by 2050?”) từ PricewaterhouseCoopers (hay còn gọi là PwC – một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cùng với Deloitte, Ernst & Young và KPMG); đã xếp hạng 32 quốc gia dựa trên tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu dự kiến theo sức mua tương đương (PPP). Sức mua tương đương là một kiểu tính tỉ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước.
Ngoại trừ Hoa Kỳ, nhiều cường quốc kinh tế hiện nay của thế giới như Nhật Bản và Đức sẽ trượt hạng, thay vào đó, các nước được đánh giá là thị trường mới nổi như Ấn Độ và Indonesia lại có bước đột phá lớn.
Trong đó, Việt Nam được dự đoán sẽ nhảy vọt từ vị trí thứ 32 lên 29 vào năm 2030 và lên vị trí thứ 20 vào năm 2050. Lúc này, tổng sản phẩm quốc nội (PPP hoặc sức mua tương đương) dự kiến sẽ tăng gấp 6 lần so với hiện nay, tức là đạt 3,176 ngàn tỉ USD.
Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á đạt được thành tựu này. Báo cáo trên còn dự đoán sự tăng trưởng đáng chú ý của Indonesia khi vươn lên vị trí thứ 4, chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Hiện tại, nền kinh tế Indonesia được xếp thứ 8 toàn cầu.
Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân – Tổng Giám đốc PwC Việt Nam, Việt Nam chỉ được dự đoán đạt đến vị trí thứ 22 vào năm 2050 nhưng giờ đây, các chuyên gia đã đánh giá Việt Nam cao hơn khi dự đoán rằng nước ta sẽ đứng thứ 20 vào năm 2050.
Bà Vân cho rằng các sự kiện chính trị quan trọng như Brexit hay bầu cử tổng thống Mỹ có tác động không nhỏ đến sự thay đổi về kinh tế. Nếu Việt Nam muốn thành công trong tương lai, chúng ta cần chú trọng cải cách đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu và căn cứ vào tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần phải đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và tạo ra các cơ hội từ nhiều thành phần kinh tế khác.
Kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm 2016. Đầu năm 2017, tổ chức Ngân hàng Thế giới cho biết kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng bình quân 6,3% trong ba năm tới, với tất cả các loại nhu cầu tăng do đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu.
Dưới đây là bảng xếp hạng do PwC dự đoán:
#32 Hà Lan – 1,496 nghìn tỉ USD
#31 Colombia – 2,074 nghìn tỉ USD
#30 Ba Lan – 2,103 nghìn tỉ USD
#29 Argentina – 2,365 nghìn tỉ USD
#28 Úc – 2,564 nghìn tỉ USD
#27 Nam Phi – 2,570 nghìn tỉ USD
#26 Tây Ban Nha – 2,732 nghìn tỉ USD
#25 Thái Lan – 2.782 nghìn tỉ USD
#24 Malaysia – 2,815 nghìn tỉ USD.
#23 Bangladesh – 3,064 nghìn tỉ USD
#22 Canada – 3,1 nghìn tỉ USD
#21 Ý – 3,115 nghìn tỉ USD
#20 Việt Nam – 3,176 nghìn tỉ USD
#19 Philippines – 3,334 nghìn tỉ USD
#18 Hàn Quốc – 3,539 nghìn tỉ USD
#17 Iran – 3,900 nghìn tỉ USD
#16 Pakistan – 4,236 nghìn tỉ USD
#15 Ai Cập – 4,333 nghìn tỉ USD
#14 Nigeria – 4,348 nghìn tỉ USD
#13 Saudi Arabia – 4,694 nghìn tỉ USD
#12 Pháp – 4,705 nghìn tỉ USD
#11 Thổ Nhĩ Kỳ – 5,184 nghìn tỉ USD
#10 Vương quốc Anh – 5,369 nghìn tỉ USD
#9 Đức – 6,138 nghìn tỉ USD
#8 Nhật – 6,779 nghìn tỉ USD
#7 Mexico – 6,863 nghìn tỉ USD
#6 Nga – 7,131 nghìn tỉ USD
#5 Brazil – 7,540 nghìn tỉ USD
#4 Indonesia – 10,502 nghìn tỉ USD
#3 Hoa Kỳ – 34,102 nghìn tỉ USD
#2 Ấn Độ – 44,128 nghìn tỉ USD
#1 Trung Quốc – 58,499 nghìn tỉ USD
Nguồn YAN
Xem Video: Tiết canh gà vịt lợn trâu bò các thứ ngán hết rồi.
Thôi thì đổi vị cho anh em món tiết canh cá nhé.