14 năm nay, ông Nguyễn Văn Tĩnh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) vẫn có thói quen hết sức kỳ lạ là ăn xác động vật nhặt từ bãi rác. Thậm chí người dân xung quanh còn hay gọi ông là “Tĩnh chó” vì sở thích quái dị của mình.
Đến chính ông cũng lên tiếng xác nhận rằng: “Trong suốt 14 năm qua, không lúc nào nhà tôi thiếu thịt chó mèo. Mà phải là thịt chó mèo ở bãi rác Nam Sơn tôi mới ăn. Chắc riết thành quen, chứ đi mua ngoài tiệm về, tôi ăn chẳng vô”.
Từ năm 2001, gia đình ông Nguyễn Văn Tính thuộc diện khó khăn trong vùng, kinh tế của cả nhà khi ấy phụ thuộc hoàn toàn vào việc thu lượm phế liệu từ bãi rác Nam Sơn. Nhìn thấy nhiều người vứt xác chó, mèo ngoài bãi rác, ông Tính nảy ra ý định nhặt những con trông có vẻ tươi đem về để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Ông Tính chia sẻ: “Lúc đó nhiều gia đình còn chẳng có thịt mà ăn, nên tôi nhặt vài con mang về chế biến cho cả nhà“.
Nghĩ đến chuyện gia đình có thêm chất thịt trong bữa cơm, ông chẳng còn ghê sợ gì chuyện nhặt xác chó mèo từ bãi rác. Nghe vợ con khen ngon, phần mình lại dư ra dĩa mồi “miễn phí” để nhấm rượu, nên từ đó, ngày nào bắt gặp xác động vật nhìn có vẻ “ổn” một chút tại bãi rác, ông Tính cũng mang về.
Việc tận dụng “nguồn thịt” này giúp gia đình ông Tính tiết kiệm khoản tiền không hề nhỏ mỗi tháng. Hầu như mỗi ngày ông đều tranh thủ ra bãi rác Nam Sơn nhặt xác động vật. Thậm chí với “thâm niên” của mình, ông rút ra kết luận rằng: từ tháng 8 đến cuối năm thì xác chó mèo chết nhiều vô kể. Điều này có thể lí giải là do thời tiết bắt đầu chuyển mùa mà sức đề kháng của động vật khá kém. Nhất là vào những lúc trời lập đông, xác động vật càng lâu phân hủy nên thịt càng tươi ngon hơn.
Đến thời điểm hiện tại, khi kinh tế khá giả hơn trước, gia đình đã có ngôi nhà kiên cố, vững chãi, con cái đều có việc làm ổn định mỗi tháng gửi về cho ông hàng chục triệu đồng nhưng ông Tĩnh vẫn giữ thói quen ăn uống dị thường này.
Ngoài thịt chó thì thịt mèo còn được ông rất ưa chuộng. “Có hôm tôi nhặt được một con mèo lên đến 4kg. Bộ lòng mèo mà mang chế biến thì ngon gì bằng. Bạn nhậu chúng tôi vẫn thường kháo nhau rằng: “Nhất lòng mèo, nhì phèo ngựa” – ông Tính hào hứng kể lại.
Ngày nay, ngoài việc trực tiếp đến bãi rác lùng sục thì “mối quen” từ những người đi nhặt ngoài bãi rác còn trực tiếp mang đến nhà ông “giao hàng”. Với xác chó mèo, họ bán lại cho ông với giá từ 5.000- 20 000 đồng/con. Có khi ăn không hết, ông phải đem cất vào tủ lạnh dùng dần.
Trước nhiều lo ngại về tình hình sức khỏe, ông Tĩnh lấy mình ra làm minh chứng: “Tôi và gia đình vẫn ăn bao năm qua, nhưng cũng có ốm đau gì đâu. Vì biết là xác động vật nhặt ngoài bãi rác nên tôi chế biến kĩ lắm. Nấu với nước muối, muối nó sát trùng là xong thôi mà”.
Mặc dù rất tự tin vào “sở trường chế biến” của bản thân, nhưng rất nhiều người kể cả hàng xóm vẫn tỏ ra rất ngán ngại về sở thích không giống ai của ông Nguyễn Văn Tính. Chưa kể, cách sát trùng thịt động vật bằng muối của ông Tính chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn chặn các vi khuẩn lây bệnh nguy hiểm từ xác những con vật trôi nổi ngoài bãi rác.
Theo Yan