Tôi chọn làm nhân viên kinh doanh vì bắt buộc, chứ không phải muốn thế. Mọi người nói: “Chị đúng là sinh ra để làm nghề này”. Nhưng họ sai rồi. Tôi đã từng bị chửi, bị đuổi đấy, nhưng tôi nhịn. Nhịn không có nghĩa là nhục, nhịn như tôi bây giờ thì gấp chục lần tiền lương người khác đây:
Đó là câu chuyện của con bạn tôi, ngày xưa nó học hơi tệ, đứng cuối lớp thôi nhưng bây giờ tiền thưởng của nó thì đã gấp 3 lần lương con nhỏ đứng nhất lớp như tôi.
Tôi kể lại để cho mọi người đừng than vãn người giỏi người dở nữa, nhà có điều kiện hay nhà nghèo nữa. Cố gắng mà làm việc kiếm tiền đi rồi mới có kết quả xứng đáng:
“Hồi còn là sinh viên, việc bán hàng đầu tiên của tôi là trong một cửa hàng quần áo. Tôi ghét nó, vì ghét phải nói chuyện với người lạ.
Nghĩ sao mà bà chủ bắt nói mấy câu nói nghe là thấy sến súa rùng mình:”Chào anh chị đã ghé cửa hàng”; “Tôi có thể giúp gì cho anh/chị”; “Chị muốn em tư vấn về cách chọn quần áo không nhé”;… làm tôi cảm thấy rất ngại và hay bị líu lưỡi.
Bán hàng không biết được bao nhiêu mà thấy hết 80% phải tiếp xúc với mấy khách “chảnh”, từ chối, và bắt bẻ,…. Tức là gặp đúng khách hàng hay không ấy, mua không mua mà còn phá đám.
Tôi làm nghề này không phải vì muốn, mà là vì để sống. Vì quá lùn (1.53m) nên có xin được việc gì đâu, lại bằng cấp chưa có nên xin đi bán shop lương 50k/8tiếng/ngày. Từng nản chí và đòi nghỉ việc với lý do “Học đại học đâu phải để đi bán hàng”, nhưng chính bà chủ shop đã nói với tôi 1 câu mà tới giờ tôi thấy chính câu ấy đã giúp tôi có ngày hôm nay “Học đại học rồi để thất nghiệp là vừa”.
Thế là tôi ráng làm cho bà ấy được 1 năm trời, từ 1 người làm công chuyên quét dọn và bán hàng bình thường, sau này nó mở ra lớn hơn, có thêm mấy chi nhánh thì bả chủ cho tôi lên làm quản lý 2 chi nhánh. Và đến khi ra trường, tôi đã là người quản lý 4 chi nhánh.
Bài học tôi nhận được từ bà chủ trong suốt 2 năm đi làm thì nhìn vào thấy chẳng có gì đâu, nhưng thực tế, hằng ngày tiếp xúc hàng trăm khách, mỗi người mỗi kiểu, mỗi người mỗi tình huống giúp tôi 1 là mở mang khả năng giao tiếp, 2 là cách xử lý tình huống, 3 là có thêm mối quan hệ.
Rồi 1 ngày đẹp trời, tôi nhận bằng tốt nghiệp và cảm thấy nên tìm môi trường mới để đi làm. Tấm bằng Đại Học dân lập mà còn loại trung bình khiến tôi mất điểm nhiều chỗ không thèm gọi, có chỗ gọi tới xem xong quăng hồ sơ và bảo không nhận bằng dân lập và còn là trung bình. Chỉ duy nhất 1 công ty cho tôi cơ hội trong số 20 công ty tôi đã nộp đơn, người ta hỏi sao tôi học hành không tốt mà lại dám xin vào làm, tôi chỉ bảo kỹ năng bán hàng mấy năm qua, người phỏng vấn tinh ý sẽ biết được kinh nghiệm của tôi. Và thế là tôi được vào làm nhân viên kinh doanh cho 1 công ty bán hàng nhập khẩu.
Ban đầu hơi xa lạ, nhưng chỉ trong 30 ngày, tôi bán được số hàng gấp đôi. Thú vị nhất là, điều tôi ghét suốt mấy năm qua là “thảo mai” với khách thì bây giờ lại thành cái khiến tôi thích thú. Trong 2 tháng đầu nhờ những mối quan hệ từ khách quen ở shop cũ, bán được hàng, gấp đôi chỉ tiêu mà leader giao. Thế là chỉ sau 3 tháng, tôi được xếp vào nhân viên xuất sắc nhất và tăng lương cơ bản, sau đó vẫn tiếp tục duy trì số khách quen đó và nhờ họ giới thiệu thêm, tiền thưởng do vượt chỉ tiêu của tôi đã tăng lên chóng mặt.”
Nghe câu chuyện của tôi kể về cô bạn tôi chắc mọi người chẳng thấy có gì đặc biệt, chỉ là nó may mắn và cố gắng. Nhưng đối với tôi nó là cả 1 bài học trong đời. Một con người không có gì đặc biệt, hoàn cảnh gia đình bình thường, học hành thì dở tệ và từng bị chê cười trước lớp. Nhưng sau đó, lên Đại học, nó lại cố gắng không ngại việc làm thêm bị bóc lột sức lao động mà kiên trì lao động và học tập.
Cho tới giờ, nó đã thành công hơn cái người có thành tích tốt như tôi trong quá khứ, tôi cảm thấy bái phục nó. Thiết nghĩ giờ nhiều người vẫn còn đang so đo họ giỏi, họ may mắn thì làm ơn hãy dẹp hết suy nghĩ tiêu cực, tập trung vào công việc, rồi mọi chuyện sẽ có kết quả tốt nhất thôi.
Hãy lấy tấm gương của ông Grant Cardone làm ví dụ nữa nè. Ông từng nói làm nghề sale như ông khi xưa chỉ vì thất nghiệp sau khi ra trường, từng ghét nó tới 8 năm và tự nhận mình có tố chất bán hàng rất kém cỏi. Bây giờ chẳng những trở thành triệu phú mà còn có thể viết 5 cuốn sách dạy bán hàng bán rất chạy và mở cả chục chương trình đào tạo như thế.”
Những người thích nghề nghiệp của mình đều có 2 điểm chung – kiếm được tiền và biết mình đang làm gì. Ông đã giúp hàng nghìn người bán hàng học cách yêu nghề nghiệp của mình. Và đây là kinh nghiệm là bạn phải làm 2 điều:
Một là, luôn nhớ rằng đây là cần câu cơm của mình. Bạn không cần muốn làm nó, yêu thích nó. Những việc này sẽ xảy ra sau khi bạn thấy kết quả. Quan trọng là bạn phải gắn bó với nó, coi như không có lựa chọn nào khác.
Hai là học cách bán hàng. Kể cả có năng khiếu, bạn vẫn phải học từng bước. Tôi biết rất nhiều người cho rằng họ là người bán hàng bẩm sinh. Nhưng sau này, khi tôi đã học được luật chơi, họ vẫn phải tìm đến tôi.
Và một khi quyết định gắn bó, bạn sẽ có rất nhiều cái phải học. Như cách gây dựng quan hệ với khách hàng, cách điều chỉnh thái độ, làm nổi bật bản thân, khi nào nên nói và khi nào nên nghe,…
Bạn chỉ có thể học nếu thực sự quyết tâm. Và điều này cần sự hy sinh. Nếu sẵn sàng trả giá hôm nay, bạn có thể trả giá cho mọi thứ sau này.
Theo qtcs