Ai là người sống lâu nhất trên thế giới? Đó là một người mang tên Li Qing Yun (Lý Thanh Vân) – một cụ già thọ 256 tuổi đã phá kỷ lục, đây không phải là truyền thuyết hay tưởng tượng mà là một nhân vật có thật. Vậy bí quyết kéo dài tuổi thọ của cụ là gì? Chúng ta cùng xem nhé.
Theo thời báo New York năm 1930 đưa tin, giáo sư Hu Zhong Lian (Hồ Trung Liêm) tại đại học Thành Đô Trung Quốc đã phát hiện trong sử sách năm 1827 của Trung Quốc có ghi lời chúc mừng cụ Li Qing Yun thọ 150 tuổi, đến năm 1877 vẫn có tài liệu ghi chúc mừng cụ tròn 200 tuổi. Năm 1928, thời báo New York có bài viết ghi rõ, người hàng xóm của cụ Li đều khẳng định ông cha của họ từ nhỏ đều đã quen biết cụ Li, khi đó cụ Li đã là một người trưởng thành.
Được biết, cụ Li bắt đầu học Đông y từ khi 10 tuổi, cụ thường đi hái lá cây thuốc trong rừng để nghiên cứu phương thuốc trường sinh bất lão. Trong gần 40 năm, cụ chỉ ăn các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô và uống rượu gạo để sống. Năm 1749, khi cụ 71 tuổi, cụ đã gia nhập quân đội với danh nghĩa võ sư. Cụ Li rất được mọi người yêu quý, cụ đã từng kết hôn 23 lần, sinh được hơn 200 người con.
Nghe nói cụ là người biết đọc biết viết từ nhỏ, năm 10 tuổi cụ đã từng đi khắp nơi như Cam Túc, Thiểm Tây, Tây Tạng, An Nam, Tây An và Mãn Châu để hái thuốc. Thời đó trở về trước mọi người đều lấy việc đi hái thuốc làm nghề chính. Sau này cụ chuyển sang bán thảo dược của người khác hái về. Cụ bán các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô v.v., đồng thời cụ cũng dùng những loại thảo dược này cùng với rượu gạo làm đồ ăn thức uống sống qua ngày.
Nhưng cụ Li vẫn chưa phải người có thọ nhất.
Theo lời những hậu duệ của cụ Li kể lại, cụ Li đã từng gặp người thọ 500 tuổi, đây chính là thầy dạy khí công và người nói với cụ cách ăn uống để có tuổi thọ như vậy.
Ngoài việc rèn luyện khí công và dùng thảo dược, chúng ta còn có thể học được điều gì từ người thầy này? Khi cụ sắp qua đời, cụ đã nói: “Ta đã hoàn thành toàn bộ những việc phải làm trên đời này rồi.” Lời nói cuối cùng của cụ liệu có hàm ý bí quyết trường thọ trong đó không? Có một nghịch lý là, ở phương Tây các giáo sĩ muốn sống lâu phải dùng đến các thiết bị khoa học tiên tiến như tia hồng ngoại và các loại dược liệu hiện đại.
Cụ thường bị mọi người hỏi bí quyết trường thọ. Bí quyết trường thọ của cụ Li là:
“Luôn giữ cho tâm được tĩnh, đứng ngồi ngay ngắn, đi lại nhẹ nhàng uyển chuyển như chim, ngủ tỉnh như chó giữ nhà”.
Khi được lãnh chúa Wu Pei Fu (Ngô Bội Phu) mời đến nhà riêng để chia sẻ về bí quyết trường thọ cụ cũng từng trả lời như thế này.
Cụ Li luôn giữ tâm trí thoải mái, kết hợp kỹ năng thở để tạo ra bí quyết trường thọ của riêng mình. Ngoài ra thói quen ăn uống cũng có tác dụng rất lớn trong vấn đề giữ gìn tuổi thọ của cụ. Tuy nhiên trong ghi chép của người đời, bí quyết lớn nhất của cụ vẫn là giữ cho tâm được tĩnh.
Vì sao chúng ta khó làm được như cụ?
Hiện nay, tuổi thọ bình quân của người phương Tây là 70-85 tuổi, người thọ trên trăm tuổi tương đối hiếm, người nào nói thọ trên 200 tuổi chắc không ai tin.
Nhưng vì sao chúng ta lại không tin con người có thể thọ đến như thế? Chúng ta phải hiểu rằng, trên đời này luôn có những người không sống theo quy luật của dòng đời, họ là người sống không có áp lực, không phải hít thở bầu không khí ô nhiễm, tạo được thói quen sinh hoạt điều độ. Họ không ăn kẹo, mì hoặc bất kì một loại thực phẩm độc hại nào. Họ không sống theo cách sống tiêu chuẩn của người Mỹ.
Họ không ăn đồ ăn có mỡ, ngọt. Họ cũng không uống kháng sinh, không hút thuốc uống rượu. Trong thực phẩm của họ không có thực phẩm bẩn, họ chỉ ăn thực phẩm sạch và cỏ cây không nhiễm hóa chất, vì thế cơ thể họ tự có hệ thống miễn dịch vững chắc và an toàn.
Khi rảnh rỗi họ thường luyện kỹ năng thở trong môi trường tự nhiên, đầu óc thanh thản không nghĩ ngợi, biện pháp này đặc biệt tốt với sức khỏe tinh thần và thể lực của con người. Họ tạo được thói quen đơn giản hóa mọi việc, nghỉ ngơi đủ giấc, phần lớn thời gian đều ở ngoài trời, trân trọng, yêu mến và hết sức đồng hóa với thiên nhiên. Họ khai thác, dùng những sản vật của tự nhiên nhưng không hề lạm dụng, tàn phá. Họ còn sống một cách dung dị cùng Đất Trời, điều đó tạo thành thói quen kính trọng Trời Đất, con người và tự nhiên sống hiền hòa, như thế họ sẽ đạt được những gì đáng có. Cho nên thuận theo tự nhiên mà họ đạt được tuổi thọ như vậy.
Quay trở về với hiện tại thực tế của con người ngày nay, con người chúng ta có khá nhiều câu hỏi tại sao. Tại sao con người lại mắc nhiều bệnh tật thế, tại sao lại nhiều thảm họa thiên nhiên lại xảy đến với con người như vậy, hạn hán, lũ lụt, sóng thần….rất nhiều thứ luôn rình rập và gây bao khó khăn cho con người? Vậy hãy thử ngẫm lại xem, chúng ta đã đối xử với thiên nhiên như thế nào, khai thác hay lạm dụng, giữ gìn hay hủy hoại?…
Khi được đắm chìm trong nắng ấm ngọt ngào, chúng ta như cảm thấy mình trẻ ra phải không, đó là quãng thời gian chúng ta đi nghỉ dưỡng, quãng thời gian chúng ta mơ ước về một cuộc sống hòa nhập vào với thiên nhiên nhưng lại phải chi phí mất bao nhiêu tiền? Còn đối với con người thọ hàng trăm tuổi như trên họ có mất chi phí nào không? Nếu chúng ta tốt với cơ thể mình, thuận theo tự nhiên được như họ, ai sẽ biết được chúng ta thọ được bao nhiêu tuổi?
Nguồn: ĐKN