Xem clip này, các bậc cha mẹ sẽ biết chính những hành động quen thuộc hằng ngày đã gây tổn thương não vĩnh viễn cho con

Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo dành cho cha mẹ không nên rung lắc trẻ sơ sinh, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thấy hết sự nguy hiểm của nó.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Hồi em mới sinh con, lúc con còn nhỏ nhìn cưng lắm các mẹ, nhìn là muốn nựng à! Em thì khác với nhiều mẹ, khi thấy con khóc, dỗ hoài không nín, nhiều mẹ có thói quen là bồng con lên rung lắc để con mau nín khóc, có mẹ bị trầm cảm còn bế xốc con lên lắc cho thật mạnh, còn em nhiều khi nhìn con cưng quá, cũng bế con lên chơi trò tang lên cao, hjx! Nghĩ lại em còn sợ, mà đã chơi trò ấy thấy con cười thích thú, em càng làm nhiều hơn và tâng cao hơn, em không ngừng lại được, mà ngày nào em cũng chơi trò ấy với con, may là con em không sao. Sau này em đọc được nhiều tài liệu về hội chứng rung lắc gây tổn thương não vĩnh viễn cho trẻ sơ sinh mà em thót tim.

Em chồng em ở cùng nhà cũng vừa sinh con được vài tháng, mỗi khi thấy con khóc, em ấy cũng thường chơi trò tâng con lên cao, mỗi lần vậy con bé cười ngặt nghẽo nên cô em chồng càng làm tợn. Em thấy vài lần, rút kinh nghiệm từ bản thân cùng những kiến thức đọc được, em có bảo là đừng có làm vậy với con bé vài tháng tuổi nữa, nhỡ con nó bị chết não hay bị tổn thương não thì sao? Nhưng em ấy có vẻ không tin và phớt lờ lời khuyên của em, em ấy bảo con em ấy có bị làm sao đâu, trong khi ngày nào cũng làm trò này, rồi thế hệ trẻ con Việt Nam từ xưa đến giờ cũng toàn được cha mẹ chơi trò này có nghe ai bị gì đâu, đừng có làm quá! Nghe em chồng nói vậy thì em thôi chứ biết làm sao.

Hôm nay em được clip này, em muốn chia sẻ cho các mẹ nè! Xem clip, các mẹ sẽ thấy những nguy hiểm thật sự lên não trẻ khi bị cha mẹ rung lắc!

Bộ não của trẻ được phát triển từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu cho rằng giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển trí não mà các cha mẹ không thể bỏ qua.

Các nhà khoa học cho rằng trong 3 năm đầu đời não bộ phát triển với tốc độ chóng mặt, hoàn thành gần 70 – 80% liên kết giữa các tế bào ở sau não. Tuy nhiên đây cũng là quãng thời gian não bộ của trẻ khá non nớt nên cha mẹ cần phải lưu ý đặc biệt khi bế, chơi với trẻ để tránh gây ảnh hưởng lên não bé mà không hề hay biết.

Các nghiên cứu cho rằng giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển trí não
Các nghiên cứu cho rằng giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển trí não

Một số những hành động vô tình của cha mẹ dễ gây ảnh hưởng đến não trẻ như:

– Đột ngột thay đổi tư thế của bé. Ví dụ như bé đang nằm thì bế thốc dậy, nâng lên đặt xuống nhanh chóng và bất ngờ.

– Khi vui vẻ hoặc đang chơi đùa với trẻ, cha mẹ bế con lên và tung lên lên cao rồi hạ xuống. Mặc dù trẻ có thể cười khúc khích thích thú, nhưng điều này không hề tốt cho não bé chút nào.

– Để con lên vai và chạy khắp nhà theo kiểu máy bay cất cánh.

– Đưa trẻ vào võng và nôi rồi đung đưa nhanh, mạnh để trẻ cười vui vẻ.

– Bế bé nằm ngửa, đung đưa rồi lắc người bé qua lại để trẻ dễ ngủ hay nín khóc …

Nếu các bậc cha mẹ thấy mình đã làm một trong những điều trên đây thì nên bỏ ngay những thói quen sai lầm ấy đi nhé. Bởi cha mẹ đang vô tình gây ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của con mà không hề hay biết.

Những rung lắc dễ gây chấn thương

Shaken Baby Syndrome – SBS hay còn gọi là hội chứng trẻ bị lắc là những chấn thương ở vùng đầu và não trẻ do bị rung lắc mạnh.

Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, não thường khá mềm với màng não mỏng, cơ xương cổ yếu không đủ sức để nâng đỡ đầu. Chính vì vậy khi bị rung lắc mạnh não bên trong sẽ bị va đập mạnh gây tổn thương nghiêm trọng.

Các chuyên gia y tế Hàn Quốc cho rằng những tổn thương do não bộ va đập vào xương sọ có thể gây tụ máu dưới màng cứng, rách tĩnh mạch dọc phía ngoài não. Tất cả hậu quả trên chỉ diễn ra trong vòng 5 giây rung lắc mà thôi.

Những rung lắc thường xuyên dễ gây ra những di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ nhỏ
Những rung lắc thường xuyên dễ gây ra những di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ nhỏ

Hậu quả khôn lường của việc rung lắc vô tình từ cha mẹ

Những rung lắc thường xuyên dễ gây ra những di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ nhỏ như chậm nói, giảm thị lực, bệnh cột sống, xương giòn, rối loạn hành vi nghe nói, nhận thức …

Nếu cha mẹ thấy bé có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ bé đang bị tổn thương não bộ:

– Trẻ không mỉm cười, thiếu linh hoạt, lơ mơ thiếu tỉnh táo

– Bé nôn mửa, co giật

– Da bé tái xanh, nhìn rõ nhất ở vùng trán

– Khó nuốt, hay nôn thậm chí đôi khi khó thở

– Cổ cứng, nghẹo sang một bên …

Khi cha mẹ theo dõi thấy con có những biểu hiện sau thì phải đưa con đi kiểm tra ngay tại bệnh viện, để tìm ra nguyên nhân và biện pháp chữa trị phù hợp nhé!

Theo webtretho

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…