Chuyện người Sài Gòn tử tế với nhau nhiều lắm, kể hoài hổng có hết!

Nơi đâu con người ta đối xử với nhau như người nhà? Xin thưa, đó là Sài Gòn của tôi!

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Ai mà không biết người miền Nam, nhất là người ở cái đất Sài Gòn này, nức tiếng gần xa bởi cái hào sảng, nghĩa tình mà “chịu chơi” hết chỗ nói! Nếu hổng tin thì bà con cô bác nghe thử câu chuyện có thật do một anh có tên Facebook Toan Luu Duc Huynh, để coi người Sài Gòn mình, từ thằng bé bán vé số nhỏ xíu tới chị bán xôi ven đường cũng hào sảng, tốt bụng đến cỡ nào nghe!

Người Sài Gòn có cái đặc sản là tính hào sảng đó!
Người Sài Gòn có cái đặc sản là tính hào sảng đó!

“Chiều đi ăn với mấy đứa bạn xong đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay ở trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi cầm điện thoại gọi cho hai người bạn của mình nữa thì tự nhiên có thằng nhỏ ở đâu nhảy ra làm giật mình: 

– Chú ơi chú đừng xài điện thoại ở đây, dễ giật lắm

(Mình gật gù, ờ ờ) 

– Con biết chú không mua vé số đâu nhưng nếu được chú mua ủng hộ con một tờ thôi nha. 

– Sao con biết chú không mua? Vậy để chú mua con 1 tờ nha. (Mình bảo)

– Dạ, chú cho con ly nước mía nha (trên xe nãy mua ly nước mía uống dở, thằng nhỏ chỉ vào).

– Con ăn tối chưa, chú mua cho con hộp xôi nha. 

(Nó ậm ừ, rồi cũng ờ)

– Cô ơi, đừng bỏ hộp, cô cho phần con tách làm đôi (hai phần nhỏ) để trong bịch ni lông nha

– Ăn bịch ni lông độc lắm (mình bảo).

– Tại con xin 2 cái hộp thì tội cô bán xôi, bán có nhiêu tiền đâu mà cho 2 cái hộp. Với tại con còn nhỏ em bán vé số chắc chưa ăn gì đâu nên con để dành cho nó.

– Chị ơi, làm cho thằng nhỏ 2 hộp trước đi, chút tính cho em luôn.

(Thằng nhỏ lấy hộp xôi xong lững thững đi trước)

– Nhỏ nhìn vậy chớ lạc quan lắm, hôm rồi trời mưa to, nó thấy người ta bị tắt máy xe, mặc áo mưa ra phụ đẩy xe thổi bugi cái rớt xấp vé số thấy thương gì đâu. Nay ảnh mới vui vẻ chớ mấy bữa, buồn thiu à. 10 ngàn em.

– Ủa em trả 3 hộp xôi lận, cho em với cho thằng nhỏ luôn

– Hổng có cậu tui cũng cho nó mà, thôi hộp xôi đậu xanh của cậu 10 ngàn hà. 

(Tự nhiên thấy khóe mắt cay cay)…

Bởi vậy có bao giờ rời Sài Gòn được đâu…

Lòng tin đặt có thể sai, lòng tin có thể bị phản bội nhưng Sư Ông Thích Nhất Hạnh có dạy rằng: ‘Thấy thiện thì cứ đi, đến đâu hay đến đó…’

“Phố thị đông, người đông đông,

Tôi như đứa nhóc lông bông, chơi xa mà không về nhà”

Thôi thì, đừng trách lòng tin, đừng trách con người, chỉ trách điều kiện đã làm họ quay lưng. Đâu cần làm ông này bà nọ, đâu cần phải có trong tay những vinh quang, có trong tay những đỉnh cao. Vì ‘làm người tử tế trước khi làm người có học’”. 

Vậy mới thấy, cái hào sảng, rộng lượng hình như đã ăn sâu vào trong xương, trong máu, trở thành một phần không thể thiếu trong nếp sống của người Sài Gòn qua biết bao năm tháng. Cái nghèo, cái khó đâu có làm con người ta bớt đi sự rộng lượng trong tâm hồn. Ngay cả thằng bé bán vé số bữa đói bữa no qua ngày, chưa chắc đã được ăn học đàng hoàng như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, mà hễ thấy ai gặp nạn là không cần suy nghĩ, “bay” ra giữa trời mưa gió để giúp luôn.

Thấy người gặp nạn là lao ra giúp thôi
Thấy người gặp nạn là lao ra giúp thôi

Mà không biết bạn có tin không chứ lòng tốt có sức lan tỏa mạnh lắm à nghen, mà nhất là ở cái đất Sài Gòn này nữa. Từ một câu mời vé số hết sức lịch sự mà vẫn đậm chất bình dân, dung dị, anh thanh niên đã có nguồn động lực để làm một việc tử tế. Từ một việc làm tốt bất chợt của người thanh niên xa lạ, khiến cô bán xôi cảm phục và cũng không ngại cho đi. Mà biết đâu, trước đó, “việc nghĩa hiệp” của thằng nhóc bán vé số nọ cũng đã lan tỏa vào lòng cô bán xôi từ đời nảo đời nào rồi thì sao?

Người Việt nói chung và người Sài Gòn nói riêng có châm ngôn sống đơn giản lắm, chỉ gói gọn trong hai chữ
Người Việt nói chung và người Sài Gòn nói riêng có châm ngôn sống đơn giản lắm, chỉ gói gọn trong hai chữ “làm phước” – nghe gọn mà nhẹ như lông hồng

Ừ thì Sài Gòn đôi lúc xô bồ thật, mệt mỏi thật đó, nhưng mà có một cái hay là bất kì ai, từ phương nào đổ về, khi sống ở Sài Gòn rồi cũng sẽ “nhiễm” cái lối sống dễ thương này của thành phố trẻ. Nói nào ngay, sống ở Sài Gòn thiệt ra dễ lắm, chỉ cần tử tế với nhau là mọi chuyện trở nên dễ ẹc hà!

Bởi vậy, kể chuyện Sài Gòn hoài không bao giờ hết
Bởi vậy, kể chuyện Sài Gòn hoài không bao giờ hết

Đáp đền tiếp nối thì tự nhiên lòng tốt sẽ lan tỏa thôi, mà nhất là ở cái đất Sài Gòn này – nơi mà người dưng thương nhau riết rồi cũng coi nhau như người nhà hết. Bởi vậy, ai đó muốn nghe chuyện Sài Gòn thì tui cũng không biết bắt đầu từ đâu, vì chuyện Sài Gòn cứ nhiều, cứ “dễ cưng” vậy đó, kể hoài hổng có hết.

Theo Yan

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…