Chóng hết cả mặt với quy tắc nấu nướng, ăn cơm, rửa dọn bố mẹ Việt dạy con gái

Hoá ra nấu ăn không chỉ đơn giản là chỉ biết nấu, rồi ăn… Mà với những gia đình Việt có con gái thì nó lại phức tạp như thế này.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Chuyện nữ công gia chánh của con gái Việt bao giờ cũng là một chủ đề nóng sốt để bình luận, và thậm chí là tranh cãi nhau ở trên mạng. Điều này thì không một ai có thể phủ nhận được luôn, chắc cũng chính vì vậy mà ngay khi xuất hiện những bài viết liên quan đến chủ đề này là gần như ngay lập tức cư dân mạng, trong đó phần đông là các chị em lại cực quan tâm.

Mới đây, trên tài khoản Facebook có tên T.G.H đã đăng tải một bài viết khá dài và chi tiết về chuyện bố mẹ của T.G.H đã dạy các chị em gái nên nấu nướng, ăn cơm, rửa dọn… như thế nào. Chưa phải là đầy đủ tất cả về nữ công gia chánh mà mới chỉ dừng lại ở chuyện ăn uống thôi, nhưng bài viết của T.G.H đã khiến cho người đọc có phần bất ngờ vì… nhiều quy tắc thật!

Bức hình minh hoạ được cô gái T.G.H đăng tải cùng.
Bức hình minh hoạ được cô gái T.G.H đăng tải cùng.

Cụ thể là:

Hôm qua nhìn mâm cơm “phần người đi làm về muộn”, mình suy nghĩ. Thật ra, để đánh giá cái “tâm” của người để phần cơm là 1 – nhưng cái thấy được nhiều hơn, là không được uốn nắn dạy dỗ từ bé, hoặc là được dạy nhưng không tiếp thu, không để vào đầu.

Nhà mình 3 chị em gái, nên bố mẹ dạy dỗ có phần “quá” kĩ càng. Đến mức 3 chị em thấy đó là điều nên làm bình thường, chứ không phải là ” câu nệ – tiểu tiết – kĩ tính”.

Bố mẹ dạy thì nhiều lắm, kể ra đây xem ngày xưa các nàng có bị rèn như thế không? Ngày nay có nàng nào dạy con như thế không nhé? Kể ra thì dài dòng, nhưng để thực hiện thì như chuyện thường ngày ở huyện. Chắc tại bị rèn hàng ngày nên nó thế các nàng ạ:

Hôm nay em trình bày RIÊNG VỀ CHUYỆN ĂN UỐNG thôi ạ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. NẤU NƯỚNG

+ Sắp xếp việc trước – việc sau 1 cách khoa học. Sơ chế đồ sống trước – sắp xếp gọn gàng cái nào nấu trước, cái nào nấu sau. Rồi bắt tay vào nấu.

+ Nấu các món: Phải biết thức ăn nào nấu bao lâu thì chín- tái, để điều chỉnh, gia giảm, cho vào trước hay sau trong quá trình nấu (ví như món xào rau củ thập cẩm).

+ Nấu trước bữa ăn bao lâu thì món đủ nóng sốt, ngon lành. Dĩ nhiên phải linh động, với những lúc bận rộn, hoặc gia đình neo người, không bày vẽ, chờ đợi nhau được.

+ Nấu xong phải dọn dẹp bếp sạch sẽ, rửa trước những nồi niêu xoong chảo (nếu không cần dùng đun lại thức ăn). Giờ có vi sóng rồi nên tiện, rửa sạch hết.

+ Nấu xong bày biện các món trong mâm cho vuông vắn, dễ gắp, không để các món chồng chéo, che chắn nhau. Bát canh to nhất bao giờ cũng để đầu mâm, chỗ không có người ngồi ( lý tưởng là thẳng chỗ để nồi cơm).

+ Bát đũa sắp sẵn cho đủ, không thừa ko thiếu nhiều .

+ Rau vớt ra phải rũ cho tơi để rau xanh, khi ăn dễ gắp, không được để ấp 1 tảng .

+ Cơm chín phải đánh tơi cơm lên, vừa dễ xới, vừa ngon cơm, cơm nguội để lại cũng không bị vón cục.

+ Cán của muôi canh không được để ngang, để giữa mâm vướng người khác gắp thức ăn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. KHI ĂN:

+ Nếu có người về muộn: Chọn món ngon để riêng ra bát PHẦN CHO NGƯỜI VỀ MUỘN – ĂN SAU trước, phần sạch sẽ, gọn gàng, ngon lành, cẩn thận bọc đậy. Sau đó cả nhà mới bắt đầu ăn.

+ Bắt đầu ăn phải MỜI từ người lớn nhất trở đi (đến giờ mình vẫn mời cả con mình trước khi ăn để làm gương cho bọn trẻ. Nhà mình luôn rộn ràng giờ cơm, và có tiết mục “con mời con” của mỗi bé ?).

+ Người ngồi đầu nồi (cạnh nồi cơm) là người phải để ý ai sắp ăn xong để chuẩn bị xới, cũng là người để ý nếu còn ít cơm thì phần người khác, hoặc thông báo.

+ Ngồi tròn mâm, ngay ngắn, không quay lưng vào mâm cơm, khi ăn không đùa nghịch, trẻ em không cho vừa chạy chơi vừa ăn.

+ Khi ăn không gõ bát gõ đũa, đang nhai hoặc có thức ăn trong mồm thì không nói.

+ Ho hoặc hắt xì thì quay đi khỏi mâm cơm, che miệng.

+ Nhai ngậm kín miệng, cố gắng không để phát ra tiếng

+ Khi gắp thức ăn, không bới tung lên để chọn món mình thích, không chỉ chăm chăm ăn 1 món mình thích.

+ Để ý nhường thức ăn ngon cho người già – trẻ em bé.

+ Gắp thức ăn gọn gàng, chấm nước mắm, chan canh gọn gàng, hứng bát gần không để rơi rớt.

+ Ai ăn xong trước thì MỜI người lớn hơn mình còn đang ăn, sau đó mang bát ra ngâm sẵn để tí nữa rửa không bị khó.

+ Người ăn sau cùng ( không tính người đi làm về muộn) sẽ là người dọn mâm. Ngày xưa mình ăn chậm nên toàn được phần rửa bát, bây giờ thì nhà mình kiểu cuốn chiếu, nhà đông 10 người ăn, nên cứ được 1 nửa là ai tiện thì rửa, không kể đàn ông hay phụ nữ. Người ăn cuối chỉ phải rửa nốt nửa còn lại, đỡ mệt mỏi, đỡ “ức chế” vì đống bát. Người về muộn chỉ phải dọn và rửa phần của mình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. DỌN MÂM RỬA BÁT

+ Thức ăn còn lại cho vào bát – đĩa nhỏ vừa vặn, lau sạch các viền miệng bát đĩa nếu cất luôn bát đang dùng, đậy cẩn thận. Lau sạch bàn ăn.

+ Thức ăn thừa, rác bỏ đi phải chắt hết nước mới đổ vào túi rác.

+ Tráng sạch 1 lượt bát trước khi rửa, không để lẫn thức ăn với nước rửa bát để dây bẩn ra bát khác (nhiều khi thấy bát xà phòng rửa bát trông như bát canh thập cẩm mà em…)

+ Tuần tự : tráng – rửa nước rửa bát – tráng bát khi tay sạch.

+ Đũa rửa xong cắm vào ống đũa, đầu đũa hướng lên trên.

+ Úp bát theo quy định

+ Rửa lại tay xà phòng thơm sau khi rửa bát (kể cả đeo găng tay)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có thể thấy được rằng những quy tắc này thực sự rất chi tiết và tỉ mỉ, đầy đủ các “khâu” trong, trước và sau bữa ăn. Có những bước rất nhỏ đôi khi không ai để ý nhưng vẫn được dặn dò rất kỹ càng.

Mặc dù chỉ đơn thuần là kể lại câu chuyện đã được bố mẹ dạy như thế nào về chuyện ăn uống, nhưng bài viết của T.G.H đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và bình luận của rất nhiều chị em. Một số người rất đồng tình với quy tắc này, cho rằng nó thực sự cần thiết, thậm chí còn cảm ơn T.G.H đã chia sẻ vì quá hay và chuẩn. Còn chuyện… nhiều quy tắc thì dĩ nhiên là phải nhiều.

Rồi không ít người còn rất hào hứng rằng “mình cũng được dạy như vậy đó”, hoặc bổ sung thêm những điều còn thiếu. Bạn K.N bình luận: “Mình cũng được dạy y như vậy đó. Thêm khoản chấm rau vào nước mắm phải chấm vào bên cạnh bát, để rau cuộn lại nhỏ và gắp vào bát rồi mới ăn chứ không được đưa thẳng lên miệng. Khi ăn không được nhai ra tiếng, không vừa ăn vừa nói. Trước mình không biết ăn hành, canh có hành toàn bới bới múc ra bị mẹ mắng”.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn là một vài ý kiến cho rằng như thế này là quá câu nệ và không cần thiết.

Facebook N.T.H.P bình luận: “Bị dạy nhiều quá, thỉnh thoảng thấy mệt mỏi, nên giản lược lại cho bọn chip hôi nhà mình, là ăn phải ngồi thẳng lưng, miếng vừa nhỏ, không gây tiếng chop chép khi nhai, nuốt thức ăn xong mới nói, không khua đũa bát leng keng, không để người khác nhìn thấy thức ăn trong miệng mình khi nhai. Đoạn mời trước và sau khi bữa ăn cắt bỏ”. Rồi có người nửa đùa nửa thật bảo: “Kỹ thế này mà làm mẹ chồng thì xác định!”.

Vậy đấy, chỉ đơn giản là chia sẻ những quy tắc nấu nướng, ăn cơm, rửa dọn của một gia đình Việt dạy con gái thôi, nhưng phía dưới vẫn là biết bao nhiêu tranh luận. Còn bạn, bạn thấy sao? Những quy tắc này là vừa đủ, cần thiết, hay quá câu nệ, tiểu tiết rồi?

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…