Ở các quốc gia Anh, Mỹ, Úc… người ta gần như không biết bài này, họ chỉ nghe bài ‘Auld Lang Syne’ vào dịp năm mới thôi”.
Người Việt ‘sính’ nhạc ngoại
Đó là lời chia sẻ của độc giả Beanbagviet đồng tình với quan điểm bài viết “Tết này tôi không hát bài ‘Happy New Year’ nữa” của tác giả Đặng Thái Hòa. “Sở dĩ nhiều người Việt thích nghe bài hát này vào dịp tết vì họ không rành tiếng Anh. Nó tồn tại đến ngày nay là vì giai điệu hay, còn lời thì đi ngược với nội dung”, bạn đọc Vũ Tiến nói.
Câu chuyện có nên hát bài ‘Happy New Year’ vào dịp Tết. Nhiều người cho rằng ở Việt Nam, bài hát này đã trở thành “bất hủ”, không thể thiếu trong mỗi ngày Tết, thập chí một đứa trẻ cũng thuộc lòng dù không hiểu nội dung là gì.
Lời bài hát có đoạn thể hiện nỗi buồn và sự tiếc nuối như:
“No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It’s the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday…”
Tạm dịch:
“Không còn rượu champagne nữa
Và pháo hoa cũng đã tắt rồi
Ở đây chỉ còn mỗi anh và em
Với cảm giác lạc lõng và buồn bã
Thế là tiệc đã tàn
Bình minh sao mà ảm đạm quá
Chẳng giống như ngày hôm qua…”
Trong video ca nhạc, Happy New Year cũng mở đầu bằng quanh cảnh ngổn ngang đầy bong bóng, giấy trang trí và thức uống, báo hiệu một bữa tiệc vừa kết thúc.
Người phụ nữ ngồi hát trên bộ ghế salon với gương mặt đượm buồn, còn nhân vật nam đứng im lặng nhìn ra cửa sổ.
Cảnh tiếp theo tái hiện lại đêm tiệc chào mừng năm mới, với nhiều người cùng nhau uống rượu, nhảy múa và tươi cười bên nhau.
Sau khi ra đời, Happy New Year được phát nhiều nhất trên các kênh truyền hình Thụy Điển, quê hương của ban nhạc ABBA.
Bài hát được dịch ra tiếng Tây Ban Nha với tên gọi Felicidad và lọt vào top 5 ca khúc hay tại Argentina, nhưng vẫn không phải là một tác phẩm âm nhạc “gây bão”.
Cho đến năm 1999, đĩa đơn ca khúc Happy New Year được phát hành và lọt vào Top 20 ca khúc hay tại một số quốc gia.
ABBA hoạt động trong vòng 10 năm từ 1972-1982 và là một trong các nhóm nhạc nổi tiếng trên thế giới Tên của ban nhạc do tập hợp các chữ đầu tên của bốn thành viên tạo thành: Agnetha Fältskog, Björn Ulvaeus, Benny Andersson và Anni-Frid Lyngstad. Không thể phủ nhận việc giai điệu và ca từ của Happy New Year có sự trái ngược khá rõ. Nếu chỉ nghe âm nhạc và nhìn vào tựa bài hát, người ta dễ cảm thấy hân hoan trước thời khắc đón chào năm mới.
Bài hát Happy New Year đã phản ánh đúng một thập niên tồi tệ của thế giới do chiến tranh và đưa ra cảnh tỉnh. Bài hát giai điệu hay (luôn ở top đầu tại nhiều nước) và mang đến cho mọi người cảm xúc tươi mát phấn khích khi bắt đầu năm mới, nhắc chúng ta hãy làm gì và tránh làm gì cho cộng đồng tốt đẹp”.
Khi đi sâu vào hiểu ca từ và xem nội dung video ca nhạc, Happy New Year không chỉ là một ca khúc mừng năm mới thông thường. Dẫu vậy, đối với nhiều người Việt, ca khúc của nhóm ABBA trở thành một yếu tố thân quen gợi nhắc đến dịp Tết, và cảm nhận như thế nào vẫn là tùy thuộc vào người nghe.
Xem thêm: Bài hát “Happy New Year” – ABBA