Thanh đã phải âm thầm chịu đựng những trận đòn đau trong suốt 7 năm, kể từ khi còn là một học sinh tiểu học. Và rồi, khi bi kịch xảy ra, bố mẹ cậu có ân hận cũng đã muộn.
Cho đến năm học lớp 4 (bậc tiểu học), trong mắt của bố mẹ, Vương Thanh (tên đã thay đổi) vẫn là một cậu bé tinh nghịch và cởi mở. Thế nhưng, kể từ sau khi vào cấp 2, cậu bé bắt đầu thay đổi. Tính cách trở nên hướng nội, thậm chí rất kiệm lời, trầm mặc.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chính là những lần “đánh nhau đùa nghịch giữa trẻ nhỏ” mà theo bố mẹ em, đó chỉ là những chuyện vặt vãnh, không đáng lưu tâm.
Từ năm học lớp 4 cho đến năm học lớp 11, trong khoảng thời gian 7 năm, hầu như ngày nào Vương Thanh cũng sống trong sự bủa vây của cái gọi lại bạo lực học đường.
Ban đầu chỉ là những lời nhục mạ, sau đó là những cái bạt tai và cuối cùng là việc cậu bị bạn bè bắt quỳ gối, đánh tập thể, tâm hồn và thể xác cậu học sinh trung học chịu đựng không biết bao tổn thương nghiêm trọng.
Và rồi cuối cùng, cậu học sinh này đã dùng một con dao kết thúc tất cả. Lầm lỡ của Vương Thanh phải trả giá bằng 10 năm tù giam.
Vì ngoại hình thấp bé nên thường xuyên bị đánh
Vào tiểu học, Vương Thanh ở trường luôn có là cậu học trò thật thà, ngoan ngoãn, vâng lời. Thêm ngoại hình nhỏ bé, lại không hay nói nên từ năm học lớp 4, cậu bé trở thành đối tượng thường xuyên bị bạn bè bắt nạt.
Có những lúc vừa tan học, một học sinh lớn đầu trong lớn đã chạy thẳng để chỗ của Vương Thanh khiêu khích, thậm chí, cậu bé đó còn bám theo bạn ra hành lang, bóp cổ, đòi phải cho tiền, cho đồ ăn…
Những nam sinh ở lớp khác nhìn thấy Vương Thanh dễ bắt nạt, cũng hùa vào gây sự. Khi đó, vì mới học tiểu học nên Vương Thanh chỉ còn biết về nhà nói với bố mẹ. Thế nhưng, lời cầu cứu của con trai lại không được phụ huynh coi là chuyện nghiêm túc, đáng để xem xét.
Từ tiểu học lên trung học, cơn ác mộng của Vương Thanh vẫn không kết thúc mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.
“Sáng bị đánh một lần, chiều bị đánh một lần, một tuần đánh vài lần”, Vương Thanh nói. “Bọn nó đánh em chẳng vì lý do gì, có thể vì em không hòa đồng với đám đông, dường như cứ nhìn thấy em là bọn nó ‘sôi máu’ thì phải”.
Mua sách dạy võ thuật tự cứu bản thân
Những năm học trung học cơ sở là quãng thời gian Vương Thanh chịu nhiều khổ sở nhất. Mỗi năm cậu đều phải sống trong sự sợ hãi, bất an. Ở trường, lúc nào nam sinh này cũng cúi đầu, đi sát vào tường, vừa đi vừa cầu nguyện không gặp phải những đứa bạn suốt ngày bắt nạt mình.
“Mỗi lần gặp bọn chúng, em đều run rẩy, hai hàm răng và vào nhau…”, Vương Thanh kể.
Phần lớn những lần phải hứng chịu bạo lực học đường của cậu học sinh này đều xảy ra trong khuôn viên trường học. Cầu cứu bố mẹ không được, Vương Thanh bắt đầu cầu cứu giáo viên.
Thế nhưng điều nam sinh này không ngờ được là, sau khi phải nghe một trận phê bình kịch liệt, cậu tiếp tục bị đánh đau hơn.
Nếu nhẹ thì là một trận hơn chục cái bạt tai, nặng thì bị một nhóm nam sinh dồn vào góc tường thay nhau đấm đá trong khi giáo viên không thể áp dụng biện pháp xử lý mạnh tay đối với nhóm học sinh hung hãn kia mà chỉ có thể phê bình, giảng giải.
Đáng nói hơn, phía nhà trường cũng chẳng đưa ra bất cứ biện pháp gì để bảo vệ Vương Thanh.
Để thoát khỏi chuỗi ngày phải sống trong sợ hãi, Vương Thanh lên mạng mua một cuốn sách dạy học võ, mày mò tự học. Thế nhưng với người chưa có một chút kiến thức nào về võ công, việc tự học dường như “không vào”.
“Chỉ cần những đứa đánh em lại gần, em đã căng thẳng, sợ hãi đến mức tứ chi mềm nhũn, không nhớ nổi bất cứ động tác nào”.
thời điểm đó, Vương Thanh đã chán học, thành tích sụt giảm nghiêm trọng, chỉ hy vọng mỗi ngày có thể trôi qua thật nhanh để sớm được rời khỏi trường về nhà.
Thù mới hận cũ dồn lên đến đỉnh điểm
Sau khi vào cấp 3, việc bị bạo lực vẫn tái diễn với cậu học sinh này. 7 năm sống trong sợ hãi và bất lực khiến Vương Thanh tự đưa ra một quyết định liều lĩnh. Cậu ra chợ mua một con dao nhíp nhọn, mỗi ngày đi học đều cầm theo bên mình.
Vì sau khi lên cấp 3 phải ở tại trường nên Vương Thanh nghĩ rằng, cầm con dao bên người sẽ có cảm giác an toàn.
Thế nhưng dù ngày nào cũng bị bắt nạt nhưng cậu học sinh này vẫn không dám rút dao đã mang sẵn trong người. Cho đến một ngày khi Vương Thanh đang học năm thứ 2 tại trường Trung học phổ thông, lần đầu tiên cậu học sinh này rút dao ra và cũng trong ngày này, cuộc sống của Vương Thanh thay đổi hoàn toàn.
Vào ngày 6/9/2015, trong giờ học, khi Vương Thanh vừa đi vệ sinh trở lại lớp, một học sinh họ Đàm đã chặn cậu lại hỏi tại sao điếu thuốc cậu ta để trên bàn “mất tích”, đồng thời nghi ngờ chính Vương Thanh đã mách với giáo viên việc này.
Vương Thanh nói không biết nhưng Đàm vẫn chưa chịu buông tha. Vào 4h chiều hôm đó, khi Vương Thanh cùng một số bạn ra ngoài cổng trường mua cơm, chuẩn bị ăn để kịp giờ tự học thì đột nhiên, Đàm xuất hiện, tiếp tục truy vấn chuyện điếu thuốc.
Hai học sinh này sau đó đánh nhau ngay cổng trường nhưng được các bạn can ngăn, lôi mỗi người ra một nơi. Thế nhưng chính lúc đó, nam sinh bị bạo lực giày vò hơn 7 năm trong tích tắc đã bùng phát ngọn lửa căm hận, muốn phục thù.
Khi Đàm tiếp tục báo theo, Vương Thanh đã rút con dao trong người đâm thẳng vào não trái cảu đối phương sau đó bồi thêm một nhát vào vai bên trái. Đàm gục xuống trong vũng máu, dù được cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Vương Thanh, 16 tuổi vì cố ý gây thương tích dẫn đến chết người đã bị tòa án nhân dân thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc tuyên án 10 năm tù. Cho đến lúc đó, bố mẹ cậu mới biết con mình bị bắt nạt suốt 7 năm liền. Mọi sự ân hận đều đã quá muộn màng.
Phân tích vụ án:
Trong suốt quá trình đó, quyền lợi của cậu học sinh không được bảo vệ, trong khi đó tâm lý bị đè nén lâu không tìm được cách hóa giải nên dẫn đến hành vi kích động quá khích.
Điều đáng nói, sự kích động này chính là hiện tượng lấy bạo lực đáp lại bạo lực, bất chấp hành vi đó có thể là phạm pháp.
“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, có những nguyên nhân đến từ xã hội nhưng cũng có những nguyên nhân đến từ phía gia đình và nhà trường. Để trẻ nhở tránh xa bạo lực học đường, điều quan trọng nhất chính là sự hỗ trợ, sức mạnh từ phía gia đình”, ông Cao Quảng Hạc nhấn mạnh.
Một khi bố mẹ hiểu con cái, quan tâm, chú ý đến tâm lý của con vào những lúc quan trọng, quan sát xem con có khuynh hướng bạo lực hay có bị bạn bè bắt nạt hay không là những việc làm hết sức cần thiết.
Một khi trẻ xuất hiện nhưng biểu hiện như: Có tính công kích hay dễ nổi giận,d đặc biệt chú ý đến mức độ bản thân được yêu quý, thích chỉ huy, lãnh đạo, khống chế người khác, cho rằng bạo lực là cách hiệu quả để đạt mục đích nào đó, trong số các bạn bè kết giao có những đối tượng hay bắt nạt người khác… các bậc phụ huynh nên kịp thời can thiệp.
Hãy nói chuyện chân thành, cởi mở thay vì đánh mắng, những lúc cần thiết có thể nhờ chuyên gia giúp đỡ để sửa đổi hành vi bạo lực ở trẻ.
Nếu trẻ có hiện tượng bị cắt nạt, cần kịp thời phát hiện để ngăn chặn việc con có thể bị tổn thương.
Nếu trẻ có biểu hiện tiều tụy, mệt mỏi, u uất nhưng lần tránh, không muốn kể chuyện, trên người có về thương, đồ dùng học tập, đồng phục không rõ vì sao bị mất, hỏng, rách, thành tích học tập giảm sút, hay nói dối để không phải đi học, cần thêm tiền tiêu vặt…, nhất định phải nói chuyện với con, giúp đỡ con dũng cảm nói ra mọi chuyện, sau đó liên hệ với nhà trường để cùng xử lý.
Trong trường hợp cần thiết, hãy báo cảnh sát để giải quyết.
Theo Soha
Xem thêm: Kiểu tai nạn này rất thường gặp. Mong bậc cha mẹ cần trông con trẻ cẩn thận hơn.