Vào thế kỷ 19 tại châu Âu và Mỹ, những bức ảnh trẻ em như vậy trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, những đứa trẻ này trên thực tế đã qua đời.
Trong thế kỷ 21, việc chụp ảnh với người đã khuất thường được coi là một việc làm báng bổ và kiêng kị. Tuy nhiên vào thế kỷ 19, những bức ảnh chụp thi hài của trẻ em xuất hiện khá phổ biến, đôi khi bạn có thể bắt gặp bức ảnh mẹ chụp với người con đã qua đời.
Vào khoảng thời gian đó, những đại dịch như dịch tả, ho gà, tiêu chảy chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nên đã cướp đi mạng sống của hàng nghìn trẻ em tại Mỹ và châu Âu. Do vậy, để lưu giữ hình ảnh của những đứa trẻ, các bậc phụ huynh chỉ còn cách chụp lại một tấm hình của thi hài đứa trẻ.
Vì chi phí khá đắt đỏ, không có mấy người thời bấy giờ có thể đi tới các tiệm ảnh để chụp ảnh gia đình. Vì vậy, những tấm ảnh này là thứ duy nhất để họ tưởng nhớ những đứa trẻ không may qua đời sớm của mình.
Thời bấy giờ, phương pháp chụp ảnh còn khá thô sơ với tên gọi Daguerreotypes. Daguerreotype là một hình ảnh dương bản đưọc tạo ra nhờ vào một lớp bạc phủ lên một tấm đồng được mài bóng. Tấm đồng phủ bạc phải được sử dụng trong vòng một giờ. Thời gian phơi sáng cho một tấm ảnh thường là 15 phút. Daguerreotype là một hình ảnh dương bản duy nhất, không thể nhân lên với bề mặt mỏng manh và gương. Việc dùng qui trình này dừng lại vào năm 1860.
Đến đầu thế kỷ 20, người ta đã sử dụng các phương pháp khác rẻ hơn và tiện dụng hơn để chụp ảnh lại chân dung trẻ em.
Bé gái qua đời trông như một thiên thần trên chiếc ghế đệm (trái) và em gái nằm trong quan tài.
Theo Trí Thức Trẻ