Câu chuyện đưa “phong bì” cho cô giáo ngày 20/11 và bài học cảnh tỉnh bố mẹ thời nay

Hôm nay trường con em tổ chức lễ 20/11 sớm các chị ạ. Năm nay em tính tặng cho cô giáo chủ nhiệm của con em một món quà đặc biệt. Nghĩ hoài chẳng ra nên tính thôi thì cứ đưa phong bì, vừa tiện lợi vừa thiết thực, người ta có thể mua bất cứ thứ gì mình thích. Nhưng sau đó lướt phây, bắt gặp cái stt của nhỏ bạn thời trung học giờ đang là cô giáo tiểu học. Đọc xong, em quyết định sẽ không bao giờ có cái ý định đưa phong bì cho thầy cô của con em nữa. Nguyên văn của stt đó như sau:

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

“Mỗi năm cứ đến ngày 20/11 là em lại thấy đau đầu. Theo nghề giáo và rất mực yêu nghề nhưng thú thật mỗi năm đến ngày tết dành riêng cho những người có chức phận nhà giáo như em mà em chẳng thấy mừng vui gì hết, còn thấy ngán ngẩm nữa, chỉ ước tìm một chỗ nào đó rồi trốn biệt tăm biệt tích luôn cả ngày hôm đó.

Tất cả nguồn cơn cho cái tâm trạng ẩm ương của em vào cái ngày quan trọng nhất trong năm của nghề giáo chính là những chiếc phong bì mà phụ huynh bằng cách này hay cách khác cứ dúi vô tay em cho bằng được Những chiếc phong bì ấy cầm trên tay rất nhẹ nhưng lại đè nặng trong lòng những người yêu nghề và làm nghề chân chính như em.

th_y_c
Đừng khiến những người thầy của con mình khó xử vì những chiếc phong bì. Nguồn: Internet

Em nhớ hồi mới vào nghề, em từng lâm vào tình huống chỉ muốn chui xuống đất vì có một chị phụ huynh cứ nằng nặc bắt em phải nhận phong bì ngay trước cửa lớp học vào ngày lẽ 20/11. Em còn nhớ như in những lời chị ấy nói lúc đó: “Cô cứ nhận đi, chẳng có gì phải ngại cả. Cô dạy cháu cả năm trời vất vả. Cháu nó lại tối dạ, chậm hiểu nên chắc cô vất vả lắm. Tôi chẳng mong gì hơn là cuối năm cháu được lên lớp. Mong cô nhận cho và giúp đỡ cháu nó”.

Em nghe mà ngượng chín cả mặt, có cảm giác như thể là mình đang bị phụ huynh “hối lộ” để cho con họ, vốn là một học sinh yếu chắc chắn được lên lớp. Trước những con mắt lấp ló ý cười như thể biết tỏng tòng tong của các phụ huynh khác khi chứng kiến cảnh ấy, em thấy rất khó chịu, và càng khó chịu hơn khi nhìn vào ánh mắt trong veo của những đứa học trò non nớt.

Em không biết việc đưa phong bì cho thầy cô giáo vào những dịp lễ lạt đã trở thành thông lệ, một luật bất thành văn từ khi nào, cũng không biết những người đồng nghiệp của mình cảm thấy điều này như thế nào (vì em cho rằng đây là chuyện tế nhị nên chẳng bao giờ hỏi). Riêng em thì cảm thấy rất khó chịu và cả khó xử nữa, thậm chí trong khoảnh khắc phụ huynh chìa phong bì ra trước mặt em, em còn cảm thấy như lòng tự trọng và phẩm giá nghề nghiệp của mình bị xúc phạm.

Nhiều người đầu óc thực tế có thể chê em là đã nghèo còn bày đặt thanh cao. Ai chẳng biết lương nhà giáo ba cọc một đồng, người theo nghề dạy chữ thường phải xoay xở chuyện cơm áo gạo tiền rất vất vả. Khi lựa chọn theo nghề, em cũng biết trước những khó khăn và thiệt thòi mà mình sẽ phải chịu đựng. Nhưng vì tình yêu với cái nghề này, hay nói đúng là cái nghiệp đã lỡ nặng nợ đeo mang, em chấp nhận một cuộc sống vừa đủ, không dư dả.

Thế nên, em cảm thấy những chiếc phong bì của phụ huynh trong những dịp lễ đã làm tổn thương đến nguyên tắc, lý tưởng sống và làm nghề của em. Em cảm thấy như tâm huyết của mình với nghề đang bị xem thường vậy. Dạy dỗ học trò là chức phận và trách nhiệm của người làm thầy. Và quả ngọt của nghề giáo chính là sự trưởng thành, tiến bộ từng ngày của các em, chứ không phải là những chiếc phong bì vụ lợi!”

Vậy đó, đến hẹn lại lên, ngày nhà giáo 20/11 đã đến, chị em nào có con đang đi học và có ý định lại quả cho thầy cô bằng phong bì thì xin đừng. Đau lòng lắm!

Theo Webtretho

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…