Tiểu Mạn rất thích chơi điện thoại, mỗi lần bé ăn vạ hay biếng ăn bố mẹ cô bé chỉ cần đưa chiếc điện thoại cho con gái là mọi chuyện đều được giải quyết. Nhưng chính họ cũng không ngờ sự dễ dãi của chính bản thân mình lại làm suy giảm sức khỏe đôi mắt của con gái trầm trọng đến như vậy!
Ngày nay, điện thoại thông minh và máy tính bảng đã được các bậc cha mẹ sử dụng phổ biến. Không chỉ vậy, nhiều người vì muốn con ngoan ngoãn không nghịch ngợm nên còn cho con trẻ dùng điện thoại để xem và chơi trong thời gian dài. Gần đây, bé gái một tuổi ở Trung Quốc vì sử dụng điện thoại trong thời gian dài đã khiến mắt bị cận thị cao tới 900 độ. Khi tuổi cao hơn, em sẽ cận càng nặng hơn.
Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, một bé gái 2 tuổi rưỡi ở Dương Châu tỉnh Giang Tô được cha mẹ phát hiện em thường xuyên nheo mắt khi nhìn và tình trạng này đã kéo dài hơn 1 năm. Do đó, mẹ bé đã đưa em đến Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Dương Châu để kiểm tra mắt, tai, mũi và họng. Sau khi đo thị lực, cô thấy mắt con gái cận thị cao tới 900 độ.
Bác sĩ rất bất ngờ trước kết quả này. Vì vậy họ đã hỏi tình hình bé ở nhà và phát hiện người lớn muốn em ngồi yên một chỗ nên thường đưa điện thoại cho bé chơi từ khi bé mới 1 tuổi. Bé thực sự ngồi ngoan nên cha mẹ để bé xem điện thoại lâu hơn. Khi kiểm tra kỹ hơn, bác sỹ còn phát hiện thấy tình trạng cận của em không thể điều chỉnh trở lại và nó càng cận nặng hơn theo tuổi tác.
Do vậy, các bác sỹ cũng khuyên không cho trẻ dưới 3 tuổi tiếp xúc với sản phẩm công nghệ quá sớm. Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi không nên sử dụng các sản phẩm điện tử quá 30 phút mỗi ngày. Cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để bảo vệ mắt tốt hơn. Ngoài ra, nếu đứa trẻ trong gia đình có bảy dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến các bé.
1) Bé thường nheo mắt nhìn mọi thứ. Lâu không chớp mắt có thể gây mỏi cơ mắt và khiến mức độ cận thị tăng nhanh hơn.
2) Bé thường nhíu mày khi nhìn: Bởi vì nhíu mày là biểu hiện có thể gây ra những thay đổi ở mí mắt và cơ ngoại bào, thay đổi giác mạc và hình dạng của nhãn cầu, khiến con bạn nhìn rõ hơn.
3) Thường xuyên dụi mắt: Điều này có nghĩa là tầm nhìn của bé đã giảm.
4) Thường xuyên chớp mắt: Vì trẻ bị cận thị rất mơ hồ, và rất nhanh mỏi mắt, do đó chúng thường xuyên chớp mắt, dẫn đến viêm kết mạc mãn tính và tổn thương giác mạc. Ngoài ra, khi mắt khó chịu, trẻ sẽ có thói quen chớp mắt thường xuyên.
5) Vì không nhìn rõ nên trẻ thường tự nhiên tiến lại gần màn hình TV.
6) Thường xuyên kéo khóe mắt: Hành động này có thể làm giảm sự tán xạ ánh sáng và làm phẳng giác mạc, thay đổi khả năng khúc xạ để cải thiện thị lực tạm thời. Tuy nhiên làm như vậy trong một thời gian dài sẽ khiến mắt bị loạn thị.
7) Luôn cúi đầu hoặc liếc mắt nhìn mọi thứ. Trẻ bị cận thị sẽ làm điều này vì chúng có thể giảm ánh sáng tán xạ, loại bỏ một số quang sai và khiến chúng nhìn rõ hơn.
Nếu phát hiện thấy trẻ có 7 dấu hiệu trên thì rất có thể ẩn sau đó là sức khỏe của mắt bé đang gặp vấn đề. Hãy ngăn trẻ sử dụng các sản phẩm điện tử trong thời gian dài để bảo vệ thị lực của bé. Cha mẹ cũng nên giúp trẻ tạo dựng thói quen tốt cho mắt. Khuyến khích trẻ duy trì tư thế đúng khi tiếp xúc với các sản phẩm công nghệ và thường đưa con đi khám bác sỹ để ngừa cận thị nặng.
Theo ĐKN