Triệu Vân (còn gọi là Triệu Tử Long) là một trong những danh tướng thời Tam Quốc. Cuộc đời ông chủ yếu được khắc hoạ qua hai tiểu thuyết lịch sử chính là Tam quốc chí và Tam quốc diễn nghĩa.
Hai tác phẩm trên có yếu tố hư cấu, nhưng kỳ lạ là đều có những mô tả nhất quán về một Triệu Vân “không bình thường”. Theo nhiều nhà nghiên cứu sử học và văn học, hai tác phẩm nổi tiếng này đã ngầm truyền tải một thông điệp đầy bất ngờ: Triệu Vân là danh tướng… nữ cải nam trang. Hơn thế nữa, cả Lưu Bị, Tào Tháo, Gia Cát Lượng và Quan Vũ có lẽ đều biết rõ điều này.
Sau đây là 8 chi tiết rõ ràng nhất cho thấy danh tướng Triệu Vân chính là nữ cải nam trang để tiện tham gia chinh chiến, giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán:
Triệu Vân khoảng 20 tuổi đã theo Lưu Bị chinh chiến sa trường. Tuy nhiên, suốt 18 năm ròng rã, nhân vật này vẫn “trẻ trung đẹp đẽ, mặt trắng, không râu ria xồm xoàm như những nam nhân khác”.
Trong trận đánh dốc Trường Bản, Lưu Bị đã phải bỏ lại vợ con, duy chỉ có Triệu Vân đơn thương độc mã cứu ấu chúa A Đẩu. Theo nhiều tài liệu ghi lại, A Đẩu khi đó không những không khóc mà ngược lại ngủ rất say. Cần hiểu rằng theo văn hoá Trung Hoa, thời Tam quốc là thời đại mà việc một bậc “đại trượng phu” có thể dỗ dành trẻ nhỏ là chuyện hoang đường.
Triệu Tử Long cứu được A Đẩu về cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị lại “Một đứa trẻ suýt khiến ta mất một đại tướng!”, thậm chí còn toan ném A Đẩu xuống giếng.
Sau đại chiến Bắc Hải, Triệu Vân phải từ biệt Lưu Bị. Tam quốc chí có đoạn viết khá khó hiểu về cuộc chia ly này: “Bị cầm tay Vân, hai người lưu luyến không dứt”.
Triệu Vân không muốn kết hôn. Triệu Phạm từng giới thiệu người chị dâu góa phụ cho Triệu Vân nhưng “ông” kiên quyết cự tuyệt.
Triệu Vân có bản lĩnh cao cường, tài trí mưu lược, trung thành với Lưu Bị, lập được nhiều chiến công. Tuy được mệnh danh là một trong “ngũ hổ thượng tướng” của Thục Hán, nhưng viên tướng họ Triệu hiếm khi được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trao quyền cầm quân đánh trận. Cả cuộc đời Triệu Vân gần như chỉ theo chân Lưu Bị như… vệ sĩ riêng. Vì lý do nào mà Lưu Bị nhất quyết không để Triệu Vân phải mạo hiểm nơi sa trường?
Tào Tháo tuy trọng người tài nhưng không hề ngại phải trừ khử những người đối đầu. Từ Nhan Lương, Văn Xú đến cả chiến thần Lữ Bố đều bị Tào Tháo thẳng tay tiêu diệt. Vì lý do nào mà tại trận Trường Bản, Táo Tháo ra lệnh “tuyệt đối không được giương cung, phải bắt sống bằng được Triệu Vân”?
Khi Lưu Bị phong danh tước “Ngũ hổ thượng tướng”, Quan Vũ nổi trận lôi đình khi phải đứng ngang hàng với lão tướng Hoàng Trung. Điều khá mâu thuẫn rằng Quan Vũ tuy là người cao ngạo nhưng lại đặc biệt biết nhún nhường trước những tướng lĩnh khác. Chính ông cũng từng khiêm tốn “bản thân Quan Vũ không thể so sánh được với Trương Phi”. Nhiều người cho rằng danh tướng Quan Vân Trường kiếm cớ sinh sự với Hoàng Trung để phản đối việc Lưu Bị phong tước cho “nữ tướng” Triệu Vân.