Chỉ trong không đầy nhiều nhất là một thế kỷ và ít nhất là 20 năm, các thành phố phi thường dưới đây đã có sự thay đổi không thể nhận ra.
Sinh ra trong thời hiện đại, chúng ta đã quá quen với nhịp sống hối hả, với dòng xe cộ đông nghẹt từ sáng đến tối và những tòa nhà cao tầng thường lấp lánh ánh đèn điện khi đêm về. Thế nhưng bạn đâu có ngờ rằng chỉ mới ít nhất 20 năm trước thôi, khi xã hội còn chưa “bùng nổ” như lúc này, khung cảnh cuộc sống quanh ta hoàn toàn khác biệt.
Hãy cùng điểm qua một sống thành phố, đất nước đã có sự thay đổi rõ rệt đến chóng mặt trong thế kỷ vừa qua nhé.
Singapore: Thành bang đảo quốc duy nhất trên thế giới chỉ trong vòng 56 năm đã vươn mình trở thành một trong các trung tâm thương mại lớn, trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng sầm uất nhất thế giới. Singapore cũng là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và họ đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ trở thành thành phố hàng đầu, đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và châu Á nói riêng.
Hồng Kông: Là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047-2050. Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được dựa trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Nếu tính về GDP bình quân đầu người và tổng sản phẩm nội địa, Hồng Kông là trung tâm đô thị giàu nhất ở Trung Hoa.
Fortaleza, Brazil: Thành phố thủ phủ của bang Ceara là thành phố lớn thứ năm của Brazil. Vào năm 2013 nó đã vinh dự giành vị trí thứ 12 trong số những thành phố giàu có nhất Brazil tính về GDP. Bên cạnh đó, Fortaleza còn là điểm đến thứ nhì khiến du khách không thể cưỡng lại tại Brazil.
Thượng Hải, Trung Quốc: Đây là thành phố lớn nhất, đồng thời là thủ đô kinh tế của Trung Quốc. Ngoài ra nó còn là hải cảng sầm uất nhất thế giới dù vào thời sơ khai, Thượng Hải chỉ là một làng chài hẻo lánh. Ngày nay, Thượng Hải mạnh về ngành chế tạo và công nghệ, nó cũng đang nâng cao vai trò là địa điểm của nhiều trụ sở các tập đoàn kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng và giáo dục quốc tế.
Toronto, Canada: Thành phố Toronto không chỉ đông dân nhất Canada mà còn là một điểm đến quan trọng của những người nhập cư tới đất nước này. Không những thế, Toronto còn là một trong những thành phố đa dạng nhất thế giới về tỷ lệ dân cư không sinh tại địa phương, với 49% dân số sinh bên ngoài Canada. Đây cũng là thủ đô thương nghiệp của Canada, được xếp hạng là một thành phố toàn cầu hạng Alpha và là một trong những thành phố dễ sống nhất.
Seoul, Nam Hàn: Seoul là một trong 20 thành phố toàn cầu, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Hàn Quốc và còn được xem là “Kỳ tích sông Hàn”. Dù diện tích chỉ vỏn vẹn 605km2, Seoul lại đang chứa đến hơn 10 triệu dân, biến nó thành một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Nairobi, Kenya: Là thủ đô và thành phố lớn nhất của Kenya ở châu Phi, Nairobi nổi tiếng với tên gọi “Thành phố xanh của Mặt Trời” và được bao quanh bởi nhiều biệt thự ngoại ô. Nó còn là thành phố đi đầu về chính trị và tài chính ở châu Phi, là nơi đóng trụ sở của nhiều hãng, công ty lớn trên toàn thế giới và là trung tâm văn hóa, kinh doanh.
Bắc Kinh, Trung Quốc: Bắc Kinh là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc, là nơi đặt trụ sở của hầu hết các công ty quốc hữu lớn nhất cả nước và là một đầu mối giao thông chính của các hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt và đường sắt cao tốc. Tại Bắc Kinh còn có “Thung lũng Silicon Trung Quốc” là một trung tâm lớn của các ngành điện tử và các ngành công nghiệp liên quan đến máy tính, cũng như các nghiên cứu liên quan đến dược phẩm.
Melbourne, Úc: Là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, đồng thời là thành phố lớn thứ hai ở Úc, Melbourne luôn đạt thứ hạng cao về giáo dục, nghiên cứu, y tế, du lịch, thể thao cùng môi trường trong lành, mát mẻ và mạng lưới giao thông công cộng rộng khắp, giúp nó giữ vững vị trí quán quân “thành phố đáng sống” trong suốt 6 năm liền.
Dubai, UAE: Vốn là một thành phố và đồng thời là một trong bảy tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Dubai có quyền phủ quyết những vấn đề chủ chốt mang tầm quan trọng quốc gia trong cơ quan lập pháp của đất nước. Ngoài ra, Dubai còn là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, là trung tâm hàng không của khu vực, là một thành phố quốc tế, thể thao, khách sạn, du lịch, triển lãm, tài chính, truyền thông, kinh tế, công nghệ, kiến trúc và xây dựng. Bên cạnh đó, Dubai còn đang phát triển Ốc đảo Dubai Silicon, hoạt động như là một khu vực tự do dành cho các công ty chất bán dẫn, vi điện tử và công nghệ cao, cung cấp đầu mối thị phần các thiết bị công nghệ cho thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Đây là thành phố lớn nhất Việt Nam, cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng nhất cả nước. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính…