Bà chủ quán “cháo chửi” lừng danh phố cổ từng bị một VĐV Wushu úp cả bát cháo vào đầu

Tuần qua, kênh CNN phát sóng cuộc trải nghiệm “bún chửi” tại Hà Nội của đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain. Ông cũng chính là người đã chọn quán bún chả cho Tổng thống Obama dùng bữa tại Hà Nội trong chuyến thăm mới đây.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

“Bún mắng cháo chửi” là một trạng thái mua bán mà trong đó kẻ bán cau có, quát tháo, lạnh nhạt, từ chủ hàng đến nhân viên và đôi khi tạo ra cảm giác bị xúc phạm cho người mua. Nếu phải tóm lược hành vi này trong một câu, nó có thể là: “Ăn thì ăn, không ăn thì biến”.

Cách đây hơn 15 năm, khi “chửi” chưa được đưa lên thành “văn hóa”, bà bán cháo chửi lừng danh khu phố cổ từng bị một vận động viên wushu chuyên nghiệp úp cả bát cháo vào đầu vì chửi anh ta. Một thanh niên nhảy vào can thiệp cũng suýt nhận một cước. Cú đá trượt đó làm bẹp rúm bình xăng chiếc xe máy bên cạnh làm cả quán xanh mắt.

Có những người tin rằng bún mắng cháo chửi là một dạng văn hóa. Bạn tôi – một cán bộ cấp Vụ ngành ngoại giao, ngày làm việc thì ăn vội trước khi lao đến cuộc họp nhưng cuối tuần thì vi vu hết quán bún đến cháo, miến “chửi”.

Kể với tôi bằng một giọng khá vui vẻ, anh nói rằng, mấy quán đó đồ rất ngon. Và rằng, anh vào đó với tâm thế ngoài thưởng thức đồ ăn còn thưởng thức cả chửi nữa. Nên anh không cảm thấy xúc phạm. Tuy nhiên, cũng có lần, theo lời kể của anh, cô bạn đi cùng đã bật khóc, bỏ về khi bịchủ quán chửi trong sự sững sờ của cả quán. “Ăn ở đây thì phải chịu thế”, anh khoát tay.

Tôi cho rằng việc có thái độ cáu bẳn trong giao tiếp thương mại, là một hiện tượng xã hội chứ không phải là một hiện tượng văn hóa. Và hiện tượng xã hội ấy, đã được quảng bá cho toàn thế giới với tư cách một phần của văn hóa Việt Nam.

Cái phương thức thương mại có một không hai ấy có lẽ đã hằn vào đời sống người thủ đô từ thời bao cấp. Khi đó, cả người bán và người mua cùng quen với “văn hóa mậu dịch”. Người bán thì trịnh thượng, bề trên, ban phát. Người mua thì nhờ vả, xin xỏ. Và đương nhiên không cảm thấy bị xúc phạm trước thái độ kẻ cả của người bán.

“Bún mắng cháo chửi” là chuyện đã diễn ra hàng chục năm, người Việt ai chấp nhận thì đã chấp nhận rồi. Vấn đề là, nó đã được chọn để giới thiệu trên sóng của một kênh uy tín bậc nhất, bởi chương trình của một đầu bếp uy tín bậc nhất thế giới. Có phải bởi vì anh ta không còn tìm thấy thứ gì đặc sắc hơn?

Tôi không nhìn thấy triển vọng CNN có thể giới thiệu cái gì hay hơn “bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội, nếu người ta, thậm chí cả những cán bộ cấp Vụ ngành ngoại giao như bạn tôi, vẫn gật gù “nhưng ở đấy ngon”.

Related Posts

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca - Tây Ban Nha

Hồng Đăng – Hồ Hoài Anh khám phá đảo Majorca – Tây Ban Nha

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã có những trải nghiệm thú vị trong chuyến công tác kết hợp nghỉ dưỡng tại đất…

Dậy thì mà như ‘đập mặt xây lại’, nữ sinh 16 tuổi thẳng thừng tuyên bố: ‘Chưa xong đâu’

Tuy nhiên, khi được khen ngợi thì cô gái không dám nhận vì tự biết bản thân chưa được như thế. Từ một cô bé gầy gò…

Xót xa chàng trai gầy trơ xương vì mắc bệnh hiểm nghèo chỉ 2 tháng sau đám cưới: “Em phải sống, để hiến thận cứu con mình”

Căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp khiến chàng trai trẻ bỗng gầy sọp đi chỉ còn 35kg, không thể đi lại được. Thế nhưng, Khanh không cho…

Nếu bạn bè không kiếm nổi tiền, hãy tìm bạn bè mới

Triệu phú Mỹ Grant Cardone khuyên bạn cảnh giác với những người không thể kiếm tiền, tiêu hết tiền hoặc không thể trả hóa đơn.Thank you for…

Cho con gái 5 tuổi tắm cùng, ông bố thẫn thờ trước câu hỏi nhạ.y cảm về giới tính của bé

Câu hỏi của cô con gái 5 tuổi trong câu chuyện dưới đây khá hy hữu, nhưng đó cũng là bài học cho các bố mẹ trong…

Chủ nhân của bài văn dài 18 trang tiết lộ mình là dân chuyên Toán, thấy 9,5 là con số trọn vẹn nhất chứ không phải điểm 10

Cùng gặp gỡ chủ nhân của bài văn dài 18 trang khiến cô giáo đọc xong không biết phê gì vì quá xuất sắc.Thank you for reading…