Đa phần mình biết các mẹ đang gửi cục tiền ở Ngân hàng nhưng chủ yếu là gửi khoản nhỏ dưới 100 triệu nên em đưa ra 1 lời khuyên hết sức chân thành cho các mẹ là ai đang gửi kỳ hạn ngắn hạn như 3 tháng, 6 tháng thì nên gọi hoặc đến ngân hàng kiểm tra lại ngay.
Em biết là các mẹ nhà ta cực kỳ thông minh và hiện đại.Ai cũng biết dành 1 khoản tiền riêng để gửi tiết kiệm ở Ngân hàng. Mẹ nào cũng có tiền gửi tiết kiệm bất kể là giàu hay trung bình. Nghèo nghèo thì cũng biết gửi NH để sinh lãi đồng nào hay đồng đó. Giàu giàu thì gửi 1 cục an toàn, số còn lại đem đi đầu tư kinh doanh. Túm lại ai cũng có tiền gửi, tuy nhiên em biết có 1 điều là không phải ai cũng biết vấn đề kiểm tra tiền gửi tiết kiệm của mình thường xuyên.
Vì sao phải kiểm tra? Để kể cho các mẹ nghe điều này. Hồi lâu rồi, có 1 anh phóng viên một tờ báo lớn đem đi gửi cho mẹ khoản tiền và bị…hố.
Theo lời anh T. cách đây gần 2 năm, anh gửi 96 triệu đồng tại phòng giao dịch một ngân hàng trên phố Lê Ngọc Hân (Hà Nội). Khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng nhưng do chủ quan, không cần đến vẫn được đáo hạn nên để “ngâm” tới hơn 20 tháng, anh T. mới đến tất toán.
Tại đây, anh T. tá hỏa khi số lãi thực lĩnh chỉ duy nhất 3 tháng đầu tiên theo đúng lãi suất, còn lại toàn bộ là lãi không kỳ hạn. Tính ra, anh T. đã thiệt khoảng 13 triệu đồng tiền lãi. Khi hai bên căng thẳng, nhân viên ngân hàng nhất mực nói không sai, vì sao kê cho thấy anh đã ký vào tờ giấy trong đó có tích ô mục không hoàn tục (đáo hạn).
Lưu ý khi làm thủ tục nha các mẹ. Nhớ check kỹ thông tin. Khi anh T. bức xúc vì suốt ngần ấy thời gian ngân hàng không gọi điện thông báo, chỉ nhận được câu trả lời lạnh lùng: “Vì sổ của anh có 96 triệu, phải là khách gửi 100 triệu đồng trở lên bên em mới gọi”. Anh T. cho biết, bất cứ ai gửi tiền cũng nên kiểm tra kỹ các thông tin, đặc biệt về các điều khoản với ngân hàng.
Bài học dành cho các mẹ là gì?
-Thứ nhất, đừng tin người khi gửi tiết kiệm. Bản thân chúng ta cứ nghĩ rằng mình gửi gần 100 triệu là nhiều nhưng đối với phía NH họ không coi đó là khoản tiền lớn đâu. Khách hàng của họ chủ yếu họ quan tâm là DN kìa, người ta gửi cả tỷ. Còn mình ít ít thì cũng quan tâm chăm sóc nhưng chỉ là khi bạn ra đó làm việc với họ thôi. Đừng bao giờ mong họ gọi đến chăm sóc, và tư vấn bạn thường xuyên ha. Cho nên tốt nhất là khi có gửi tiền nên lâu lâu đến hoặc gọi điện thoại kiểm tra, hoặc dùng internet banking gì đó để check thông tin tài khoản của mình. Mình phải luôn là ở thế chủ động, không ai lo tiền cho mình bằng mình đâu. Tự thân vận động đi ha.
-Thứ hai, khi đăng ký gửi tiền thì các mẹ nên chú ý từng chữ từng mệnh đề và hỏi kỹ rồi hẳn ký. Trường hợp anh T mất số tiền lãi vô cớ cũng do 1 phần ở anh ta nữa. Tại sao lại check vào ô không hoàn tục làm chi. Ngược lại nếu có hoàn tục thì tiền lãi nhận được ít nhất cũng gấp 6 lần hiện tại rồi. Các mẹ ơi, giao dich viên hay ai đó cũng chỉ có nhiệm vụ làm thủ tục giùm mình thôi không phải ai cũng có cái T M mà hướng dẫn từng li từng tí cho mình đâu. Bởi vậy mà mình phải coi kỹ từng chữ trong hợp đồng, cái nào không hiểu thì hỏi họ rồi hẳn ký nha. Và quan trọng lúc nào cũng nên xin 1 bản mang về nghiên cứu (nhiều khi tại đó mình không phát hiện, về nhà bình tâm mới phát hiện) thì mình còn biết đường cứu vãn. Trường hợp biết rồi thì mình ra đó xin hủy hợp đồng ký lại chẳng hạn.Trường hợp gửi càng ngắn hạn thì càng nên check nhé.
–Thứ ba, có 1 câu rất hay thế này tặng các mẹ cho vui và bản thân nó cũng mang 1 hàm ý rất xuất sắc:
Khi bạn gửi vài tỷ, họ coi bạn là chủ nhân và phục tùng bất cứ mệnh lệnh nào. Khi bạn gửi tiền 100 triệu, họ coi bạn là kẻ ăn mày ngửa tay xin tiền lãi.
Khi bạn vay vài trăm triệu bạn sợ NH. Khi bạn vay vài tỷ NH sợ bạn.
Nhớ kỹ 2 câu đó nha, biết rõ mình ở vị trí nào mà đòi quyền lôi hoặc bảo vệ quyền lợi chính mình
Theo WTT
Xem thêm: Tết facebook hay Tết gia đình, Hãy xem và cùng suy ngẫm!