Trong kinh doanh, tiết kiệm chi phí là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu phương thức tiết kiệm gây tổn hại cho khách hàng thì không ổn chút nào. Như cây kem bạn đang ăn, chưa chắc đã đủ kem đâu.
Phi thương bất phú – có kinh doanh mới giàu – các cụ đã dạy rồi. Tuy nhiên, bản chất của các doanh nghiệp luôn không đổi: tìm cách để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí sản xuất.
Chính vì thế mới có chuyện nhiều doanh nghiệp sử dụng rất các mánh khóe để “bòn rút” tiền của khách hàng. Hãy thử lật tẩy chúng qua bài viết dưới đây.
1. Bơm thêm không khí để “tiết kiệm” kem
Chắc nhiều người đã quen thuộc với những túi “bim bim” lừa đảo bấy lâu nay: gói thì to, bên trong toàn không khí? Tuy nhiên, ít ai biết rằng, kem cũng có hình thức “đào lửa” y như thế.
Nếu đơn giản chỉ có đá, sữa, và đường thì kem sẽ cứng y chang như đá cục. Vậy nên người ta phải bơm không khí vào để làm mềm kem, và đồng thời cũng để ta… dễ liếm hơn. Và thế là các công ty làm kem đã tận dụng điều này để bòn rút chúng ta.
Theo thông lệ, lượng khí bơm vào hỗn hợp làm kem là 100%, nghĩa là cứ một 1 lít hỗn hợp dung dịch kem thì có thể tạo ra được 2 lít kem hoàn chỉnh.
Nhưng các công ty chỉ cần bơm không khí vào hỗn hợp làm kem gấp hai, gấp ba lần bình thường là có thêm số lượng kem tương ứng.
2. Không thay thấu kính chiếu phim để “tiết kiệm” thời gian
Tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới, mọi người thường than phiền rằng hình ảnh trong các bộ phim ngày nay quá tối, làm họ không thể nhìn thấy rõ các chi tiết khi xem. Đây không hẳn là lỗi của nhà làm phim mà còn do chất lượng rạp chiếu nữa.
Thường thì các rạp chiếu sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc chiếu phim 3D vì giá vé rất cao. Tuy nhiên, có rạp lại không thèm đổi thấu kính 3D về thấu kính 2D khi chiếu phim 2D vì sợ phải mất thêm một khoản phí cũng như… tốn thời gian.
Về cơ bản, thấu kính 3D có khả năng chuyển đổi nhanh chóng giữa hai hình ảnh phân cực để tạo ra hiệu ứng 3D. Khi bị sử dụng để chiếu phim 2D, thấu kính 3D vẫn giữ nguyên chức năng này, làm lượng ánh sáng đi qua thấu kính giảm, khiến phim bị tối đi đến 85%.
Bóng đèn của máy chiếu vì thế mà cũng xuống cấp nhanh hơn vì phải hoạt động hết công suất để khắc phục hậu quả. Có điều, nếu so với chi phí thu lại được thì… chẳng đáng là bao.
3. Rót thật khéo léo để “tiết kiệm” cà phê
Các tiệm cà phê có một cách “tiết kiệm” nước cực kỳ khó đụng hàng: thông qua cách rót cà phê vào cốc.
Đầu năm 2016, Starbucks của Mỹ đã vướng phải một vụ kiện khá bê bối, khi khách hàng cho rằng họ rót cốc cafe latte thiếu tới 25%.
Starbucks đã nói thẳng rằng, cốc của họ có thể đựng đúng lượng cà phê được đưa ra nếu rót… đến tận miệng cốc. Nhưng trên thực tế, họ chẳng bao giờ rót đầy như thế cả. Thậm chí nếu họ sử dụng một bình chia vạch để rót thì các vạch đo cũng sẽ luôn thấp hơn con số thực sự. Ngoài ra, nhân viên pha chế còn được hướng dẫn cách chừa trống hơn 0,6 mm chiều cao mỗi cốc.
Để đáp trả vụ kiện trên, Starbucks còn chống chế rằng, một khách hàng “biết điều” sẽ nghĩ… bọt chính là lượng cà phê bị thiếu. Tòa án đương nhiên đã phản bác lý do này vì nó quá vô lý.
4. Giảm chất lượng dịch vụ để… giữ chân khách hàng
Netflix thu lợi nhuận từ phí đăng ký xem phim, vì thế họ không treo đủ thứ quảng cáo trên ứng dụng điện thoại của mình. Tuy nhiên, để “giữ chặt” lấy lòng trung thành của khách hàng, Netflix sẵn sàng… làm xuống cấp dịch vụ.
Có thể bạn nghĩ rằng Netflix đông khách thế thì làm sao “phá sản” được, nhưng Netflix vẫn sợ bạn sẽ bỏ họ để đi theo Facebook hay Instagram. Thế là họ cố tình… làm giảm tốc độ đường truyền xem phim trên ứng dụng Netflix.
Cụ thể hơn, nếu tốc độ đường truyền kém, chất lượng phim cũng sẽ bị giảm theo, đồng nghĩa với việc dung lượng 3G của điện thoại người sử dụng sẽ chậm hết hơn, và họ sẽ… xem phim lâu hơn.
Khách hàng của Netflix đã đến các công ty điện thoại di động và nhặng xị lên rằng, vì họ mua phải điện thoại “rởm” nên mới xem phim trên Netflix bị chậm. Thế là Netflix phải thừa nhận họ đã thực hiện phương pháp giữ chân khách hàng này suốt 5 năm qua.
Nguồn Kênh14