Gửi tiền tiết kiệm là một chuyện khá quen thuộc với nhiều người với mong muốn để dành được một số tiền và sẽ sinh lời trong tương lai. Gửi tiền tiết kiệm dễ, và bên cạnh đó cũng không thiếu những trường hợp bị mất toàn bộ số tiền mình đã gửi vào.
Vợ đứng tên gửi tiết kiệm nhưng bị đột quỵ
Mới đây một đôi vợ chồng gửi tiền ở một ngân hàng dưới Tiền Giang do người vợ đứng tên. Sau đó vợ bị đột quỵ phải nhập viện, người chồng tới ngân hàng rút tiền nhưng không được, ngân hàng nói là phải có sự đồng ý của người vợ.
Theo như được biết thì vợ chồng đó đã gửi số tiền 2 tỷ và người vợ hiện tại đã bị liệt nửa người, mất ngôn ngữ toàn bộ. Tiền viện phí thuốc than lại cao, tiền gửi tiết kiệm thì không rút được. Sau gần 2 tháng trời làm giấy tờ, các thủ tục của ngân hàng đưa ra, người chồng đó vẫn không biết làm sao để có thể lấy được số tiền đã gửi.
– Kinh nghiệm 1: Người đứng tên, bảo hộ hay giám sát phải luôn là người khoẻ mạnh hơn. Những người có tiền sử hay có nguy cơ bị đột quỵ cao không nên đứng tên, và khi thấy có dấu hiệu thì phải nhanh chóng ra ngân hàng làm thủ tục để có thể lấy được số tiền tiết kiệm ra nhằm chi trả cho những việc sau này.
Nhân viên ngân hàng thế chấp sổ tiết kiệm
Một khách hàng tên Nghị gửi số tiền 400.000 euro tại Agribank. Khi thực hiện các thao tác rút hết các sổ cũ, lãnh đạo chi nhánh và nhân viên ngân hàng đưa ông ký rất nhiều giấy tờ, trong đó có một số tờ giấy trắng. Những tờ giấy trắng này trước đây nhiều lần lãnh đạo chi nhánh ngân hàng đề nghị ký, ông không thấy có vướng mắc gì phát sinh về sau nên lần này ông cũng ký. Sau khi gửi tiền, ông còn đề nghị vị giám đốc ngân hàng chứng minh cho thấy số tiền 400.000 euro mang tên ông có trong hệ thống. Sau đó, ông được mở phần mềm cho xem nên khá yên tâm.
Tuy nhiên sau đó khi ông đi rút tiền thì lại không được. Phía Agribank gửi cho ông thông báo là sổ ông đang được cầm cố thế chấp để vay 1 số tiền lớn và đang được điều tra. Sổ tiết kiệm của ông bị nhân viên ngân hàng cầm đi thế chấp.
– Kinh nghiệm 2: Khi đi gửi tiết kiệm nên lựa chọn ngân hàng uy tín. Quan trọng hơn là khi làm giấy tờ thủ tục mà bên ngân hàng đưa mình tờ giấy trắng và kêu kí tên thì nhất quyết không làm. Số tiền tiết kiệm lớn nên phải cẩn thận đến từng li từng tí. Chứ để đến lúc mất hay không rút được mới lo đi đòi thì vừa phí thời gian, và công sức.
Không rút được tiền vì khác chi nhánh và chưa đăng kí chữ ký
Tháng 11/2015, một cụ ông 78 tuổi cho biết có một sổ tiết kiệm với số dư 300 triệu đồng, đáo hạn ngày 16/10/2015. Đến hạn, ông mang sổ tiết kiệm trên đến một phòng giao dịch khác để rút cả lãi và vốn thì được nhân viên thông báo rút số tiền 300 triệu đồng phải chịu phí là 80.000 đồng.
Hơi ngạc nhiên vì đi rút tiền tiết kiệm cũng phải đóng phí, ông vẫn trả đầy đủ để được rút tiền. Nhưng sau khi nhận đủ giấy tờ thì nhân viên lại thông báo là chi nhánh nơi ông gửi tiền đã không “đăng kí chữ ký” đầy đủ cho ông. Thành ra ông phải quay lại nơi mình gửi tiền để rút.
Đại diện ngân hàng sau đó lý giải rằng nơi vị khách gửi tiền chưa đăng ký chữ ký của ông trên hệ thống nên phòng giao dịch phải liên lạc nhờ scan chữ ký của khách hàng gửi qua để nơi này đối chiếu. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi thì cụ ông nói sẽ về rút tiền tại chi nhánh nơi gửi.
– Kinh nghiệm 3: Không phải lúc nào rút tiền tiết kiệm cũng miễn phí, đôi lúc ngân hàng phải chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác nên phải thu phí hoạt động. Ngoài ra khi đi gửi tiết kiệm, sẵn tiện nhớ đăng kí chữ kí của mình luôn. Và nếu có đi rút tiền khác chỗ mình gửi thì kiên nhẫn ngồi đợi.
Theo Webtretho
Xem thêm: Pha cứu 2 cháu bé thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Phản xạ quá nhanh và quá dũng cảm!!!