Thấy ai đó liếm cổ tay, bạn đừng bất ngờ với cách kiểm tra sức khỏe kỳ lạ này

Tự nhiên bạn có cảm giác hơi thở của mình “rau mùi”, để tránh mất tự tin trong giao tiếp, hãy áp dụng 2 cách đơn giản sau.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Ảnh: Internet

Tình cờ ai đó mời bạn một chiếc kẹo cao su, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc có phải hơi thở của mình bốc mùi hay không. Nếu rơi vào tình huống đó, các chuyên gia đã giới thiệu kiểm tra hơi thở có vấn đề hay không bằng 2 cách đơn giản.

Cách kiểm tra hơi thở

1. Dùng thìa lấy chất dịch ở mặt sau của lưỡi

Đây là cách kiểm tra rất dễ dàng thực hiện vì những gì bạn cần là một chiếc thìa nhỏ. Hãy dùng nó cạo nhẹ vào mặt sau của lưỡi để lấy chất dịch và để khô thìa.

Khi ngửi nếu thấy có mùi hôi, điều đó nghĩa là bạn có một hơi thở “rau mùi”. Và nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu đó có thể là từ lưỡi của bạn.

Ảnh: Internet

2. Liếm nhẹ cổ tay

Nếu không có một chiếc thìa ngay bên cạnh mà muốn biết kết quả càng sớm càng tốt hơi thở có mùi hay không, bạn hãy dùng lưỡi để lại một chút dịch ở cổ tay và để khô.

Tương tự như cách 1, nếu nó có mùi hôi, rõ ràng hơi thở của bạn cần phải được chăm chút hơn rồi.

Cách cải thiện hơi thở “rau mùi”

Những cách giải quyết dưới đây chỉ mang tính tạm thời vì nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi là rất nhiều. Vì vậy, để đạt hiệu quả chúng ta phải thực hiện chúng thường xuyên.

1. Uống nước thường xuyên

Miệng khô sẽ làm các tế bào chết xuất hiện trên lưỡi, và sau đó vi khuẩn phân hủy những tế bào này, từ đó sẽ gây ra mùi hôi trong hơi thở.

Vậy nên nếu cơ thể có đủ nước, miệng sẽ thường xuyên sản xuất nước bọt, điều này có nghĩa là số lượng vi khuẩn sẽ giảm đi. Các chuyên gia khuyên bạn nên uống 2 lít nước/ngày.

Ảnh: Internet

2. Súc miệng

Vi khuẩn bám trên răng cũng có thể khiến hơi thở có mùi. Bạn nhớ súc miệng bằng nước súc miệng để loại bỏ những vi khuẩn đó.

3. Vệ sinh mặt dưới lưỡi thường xuyên

Bạn nên sử dụng một chiếc cạo nhỏ trong y tế để làm sạch mặt sau lưỡi đều đặn. Cách vệ sinh lưỡi này có thể làm giảm nồng độ của các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong miệng (chất gây ra mùi khó chịu) và do đó, làm giảm khả năng hôi miệng.

Để hiệu quả, bạn nên thực hiện sau mỗi bữa ăn.

4. Ăn 1 quả táo

Ăn táo sẽ giúp ngăn ngừa hơi thở hôi bởi vì chúng hoạt động như một bàn chải đánh răng tự nhiên. Trái cây này sẽ đánh bay những vi khuẩn trên răng và loại bỏ các hạt thức ăn cùng mảng bám.

Táo cũng chứa rất nhiều nước vì thế có thể hỗ trợ bổ sung nước, tăng độ ẩm và giữ miệng của chúng ta ẩm ướt. Thêm vào đó, táo còn giàu chất xơ hòa tan có tên là pectin, rất tốt cho nhu động ruột.

 

Theo Trithuctre

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…