Mì ăn liền được coi là loại thực phẩm tiện lợi hàng đầu thế giới. Nhưng bạn sẽ phải giật mình khi biết sự thật khó tin này.
Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của mì ăn liền đối với cơ thể, không ai có thể phủ nhận được mức độ phổ cập và gây nghiện của loại sản phẩm này.
1. Mì ăn liền từng là hàng hóa xa xỉ
Không hề rẻ tiền và có mắt khắp mọi nơi giống như hiện nay, vào thời điểm mới ra đời mì có giá xa xỉ và cực đắt nên chỉ có tầng lớp có tiền mới được hưởng dụng.
Người đàn ông thành công làm nên thương hiệu mì Nissin, đồng thời phát minh ra mì ăn liền đầu tiên tên là Momofuku Ando. Xuất phát từ ý tưởng sáng tạo ra một loại thực phẩm giải quyết sự khan hiểm của thực phẩm sau thế chiến II, Momofuku Ando đã thử nghiệm loại mì có thể dễ dàng chế biến ở khắp nơi. Chính ông cũng không thể ngờ rằng loại mì ăn liền mang hương vị gà này lại có thể phổ cập rộng rãi như ngày nay.
2. Mì ăn liền bán chạy nhất ở… trong tù
Theo tờ New York Post, mì cốc là loại thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trong tù, đặc biệt là tại nhà tù Rikers,Ny. Loại mì cốc giá 35 cent này được những người quản lý bán cho tù nhân kèm nước sôi để tăng thêm đậm đà cho khẩu phần ăn nhạt nhẽo ở đây.
3. Mì không phải là sản phẩm chay
Bạn nghĩ rằng mì là đồ chay thì thật quá sai lầm. Hầu hết các gói mì ăn liền đều có gói gia vị chứa những thành phần từ động vật. Tuy nhìn bề ngoài, chúng được sản xuất hoàn toàn từ thực vật nhưng gia vị “bò, gà, tôm” lại được các hàng sản xuất dùng nhiều thành phần từ mỡ, thịt dạng bột của động vật.
Cũng có khá nhiều hãng sản xuất mì gói là đồ ăn chay nhưng dường như hương vị của chúng không thực sự đậm đà và được ưa thích như mong muốn.
4. Mì ăn liền Nhật Bản lấy cảm hứng từ Trung Quốc
Món mì “ramen” nổi tiếng hàng đầu của Nhật Bản có nguồn gốc từ “lo mein” một dạng mì luộc ở Trung Quốc. Sau quá trình biến tấu và thay đổi cách chế biến món ăn này đã khiến giới ẩm thực phải điên đảo.
5. Trung Quốc ăn mì ăn liền nhiều nhất thế giới
Sau khi khảo sát Hiệp Hội Mì Thế Giới năm 2013 thì Trung Quốc là đất nước có lượng tiêu thụ mì gói lớn nhất. Ở đất nước đông dân nhất hành tinh này có khoảng 46,220 triệu gói mì được tiêu thụ mỗi năm. Loại mì nổi tiếng được người Trung Quốc ưa chuộng nhất là Tong-Yi được phân phối trên khắp các siêu thị.
6. Người Nhật xem xét mì ăn liền là phát minh tốt nhất của họ
Không chỉ nổi tiếng về các sáng kiến công nghệ đi đầu, người Nhật cũng tự hào là đất nước đưa mì ăn liền lên tầm thế giới như ngày nay. Theo khảo sát năm 2000 của viện nghiên cứu Fuji, mì ăn liền thương hiệu ” Made in Japan” đã được coi là một loại lương thực toàn cầu.
7. Chi phí ăn 1 gói mì/1 ngày/1 năm là 3 triệu đồng
Mì ăn liền được coi là thực phẩm giá rẻ vì bạn có thể sống cả một năm nhờ mì gói với chi phí khoảng 3 triệu đồng. Ở Pháp, người ta đã thực hiện một phép tính với chi phí cho mỗi gỗi mì một bữa là 13 cent (2.800 VND) thì trong một năm bạn chỉ mất khoảng 42,65 USD (khoảng 3 triệu đồng).
8. Có một bảo tàng đích thực dành cho mì ăn liền
Ở Osaka, Nhật Bản người ta đã sáng lập lên một Bảo tàng mì cốc cực độc đáo. Người ta trưng bày các vật dụng liên quan đến lịch sử phát triển, chế biến mì theo 5,460 cách kết hợp. Bảo tàng này còn dành riêng cho khách khu vực pha chế mì với những miếng cá in hình độc đáo.
9. Mì ăn liền đã được sử dụng trong không gian, thực sự là “ăn liền”
Trước khi qua đời “ông tổ” của nghành mì gói Momofuku Ando đã phát minh ra một sản phẩm mới có tên là mì ăn liền trong không gian.
Trong môi trường không trọng lực, mì gói được đặt trong các túi hút chân không và được nấu chín mà không cần nước sôi. Loại sản phẩm này được đưa lên tàu vũ trụ trên tàu con thoi Discovery. Người được thưởng thức loại mì này đầu tiên là nhà du hành Soichi Noguchi.
10. Nhiều người thích ăn “mì sống” hơn nấu chín
Hầu hết mọi người, kể cả những người nổi tiếng đều thích ăn “mì sống” hơn là nấu chín. Đầu bếp Chang, người góp công không nhỏ trong việc tạo nên “đế chế mì gói” ở Nhật cho biết : “mì chưa nấu chín có rắc một chút gia vị có sức hấp dẫn khó tả” và là lựa chọn hàng đầu trong bữa ăn nhẹ của ông.
Nguồn: feedy
Siêu trộm già tại bệnh viện, biệt danh “DUNG BÁT SÁCH” bị bắt tại trận.