Viêm amidan là bệnh thường hay gặp, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nếu để tình trạng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần dễ gây biến chứng khác nguy hiểm cho sức khỏe.
Vụ việc bệnh nhân H. V. T. (34 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) đi cắt amidan tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức bị tử vong do sốc phản vệ với thuốc gây mê đang khiến dư luận xôn xao.
Sau sự việc này, nhiều người băn khoăn có nên đi cắt amidan hay không, hay chấp nhận “sống chung” với tình trạng viêm khi gặp lạnh suốt đời.
Amidan chính là những tế bào lympho có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch.
Nói cách khác, amidan chính là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh trong độ tuổi từ 4 – 10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Khi bị vi khuẩn tấn công, amidan sẽ xảy ra tình trạng bị sưng, đỏ, viêm nhiễm. Nếu amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh sẽ yếu đi, do đó lại càng tăng nguy cơ bị viêm nhiễm vùng họng.
Ở trẻ em, viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn gây ra.
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cắt bỏ amidan để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia Đông Y, cắt amidan lợi bất cập hại, dễ dẫn tới nguy cơ mắc các căn bệnh về họng khác với mức độ nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, trong một số trường hợp, người bị viêm amidan nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định cắt đi bộ phận này của cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đông (Phòng Khám Nam Xoang, 62 Nguyên Hồng) cho biết nếu viêm amidan do nhiễm khuẩn đường hô hấp thì tuyệt đối không được cắt bởi sau đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường hô hấp trong suốt cuộc đời sau này.
Theo bác sĩ Đông, bệnh nhân chỉ nên cắt amidan sau khi thăm khám và làm các thủ tục cần thiết, xác định chính xác tính chất của amidan là lành tính.
Cắt bỏ amidan tuy trước mắt bệnh nhân cảm thấy nhẹ người nhưng sau đó sẽ phải đối diện với tình trạng bội nhiễm đường hô hấp còn nghiêm trọng hơn, bác sĩ Đông chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đông cho biết hiện nay có rất nhiều phương pháp mới có thể giúp chữa khỏi viêm amidan mà không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Bệnh nhân có thể tham khảo kết hợp thêm các sản phẩm Đông y để chữa bệnh hiệu quả hơn.
Trên thế giới, chỉ định cắt amidan được giới hạn tối đa sau khi các bác sỹ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ em. Số các cháu viêm amidan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến việc cắt bỏ.
Liên quan đến vấn đề có nên cắt amidan hay không, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An (Nguyên Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng trẻ em, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương) cho biết, cắt amidan thường không được chỉ định rộng rãi cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
ThS.BS Võ Quang Phúc, phó giám đốc bệnh viện Tai mũi họng TPHCM cũng đưa ra lời khuyên khi bị viêm amidan người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết.
Ngoài ra, mỗi người hãy nắm giữ các nguyên tắc sau để phòng tránh viêm xoang hiệu quả:
– Giữ vệ sinh răng miệng sạch.
– Ngâm chân trong nước nóng 10 phút.
– Giữ ống tai thông thoáng.
– Giữ ấm vùng cổ, cùng mũi.
– Nếu bị sâu răng, hãy chữa càng sớm càng tốt.
Theo Đời Sống Việt Nam
Xem thêm: Cắt Amidan – Nên hay không nên.
https://www.youtube.com/watch?v=6yIgXZvRVCI