Bạn có biết chiếc khăn mà bạn hay dùng để lau khô người nó rất là bẩn không?
Ngay khi bạn dùng khăn để lau người thì lập tức chiếc khăn bông trở thành nơi cư trú của vi khuẩn, nấm, da chết, chưa kể đến các chất bẩn khác có sẵn trong phòng tắm xâm nhập vào khi treo khăn trong đó.
Tuy hầu hết số vi khuẩn này là vô hại vì ra từ cơ thể người nhưng sự thật kinh khủng là hàng triệu vi khuẩn có trong khăn sẽ nhân lên gấp đôi sau mỗi lần sử dụng mà mắt thường không thể nhìn thấy. Thêm nữa là thời gian vi khuẩn sống trên khăn mặt lâu hơn so với các vật dụng cá nhân khác do nó có khả năng duy trì độ ẩm, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sống. Tất nhiên, sống chung với vi khuẩn thì việc mắc bệnh là chuyện “bình thường thôi”.
Sùi mào gà chỉ lây qua đường tình dục. Sai rồi, còn “đường khăn bông” nữa!
Sùi mào gà là bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục, qua chỗ trầy xước niêm mạc do virus sùi mào gà gây nên, có tên là Human papova (HPV). Virus HPV có thể sống sót và tồn tại ở môi trường bên ngoài đến 48 giờ đồng hồ, không thể tiêu diệt hoàn toàn khi sử dụng các biện pháp khử trùng thông thường.
Khăn bông là chỗ vô cùng thuận lợi để virus HPV trú ẩn. Và nếu vào một ngày bạn thấy mặt mình trở nên “kinh khủng”, khó chịu vì mẩn ngứa, thêm cả mùi hôi đặc trưng thì hãy “kiểm điểm” lại xem mình có sử dụng chung khăn với ai không. Không cần quan hệ tình dục thì sùi mào gà cũng có thể ghé thăm bạn đấy, vì virus HPV có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh nhưng cũng có thể gián tiếp, qua khăn mặt dùng chung, bồn tắm, bệ xí không được vệ sinh sạch sẽ.
Khăn mặt cũng là nguyên nhân gây lão hóa da, mụn nhọt
Các bạn nữ thường hay dùng khăn lau mặt như một liệu pháp mát-xa mặt. Nhưng ngược lại việc dùng khăn mặt lau, chà xát da còn khiến da nhanh chảy xệ, lão hóa thêm. Nguy hiểm hơn, chọn khăn mặt dễ dãi như khăn chợ 5000đ/ cái, những chiếc khăn không rõ nguồn gốc, có bề mặt khá thô ráp sẽ làm da bị tổn thương và lão hóa nhanh chóng.
Chính vì có chứa nhiều vi khuẩn nên khăn mặt cũng là một trong những nguyên nhân khiến mụn tái đi tái lại. Khi bạn lau mặt, vi khuẩn từ ổ mụn này lại lây lan sang ổ mụn khác hoặc các vùng da lành lặn khiến cho mụn không khô được mà ngày càng nặng thêm.
Lở, viêm nang lông, mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn các vết thương hở…
Đây là các bệnh liên quan đến tự cầu khuẩn. Tụ cầu khuẩn có thể sống sót ở môi trường bên ngoài từ vài ngày đến vài tuần. Việc dùng chung khăn mặt là điều kiện thuận lợi để phát tán chúng và gây bệnh. Nếu những khuẩn này xâm nhập được vào máu thì bạn nên chuẩn bị chịu đựng những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, áp xe phổi, viêm tủy, viêm màng tim, viêm khớp xương và viêm não….
Biển hiện các căn bệnh do tụ cầu khuẩn gây ra có thể chỉ là những nốt nhọt bình thường, nhưng chúng hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn, hoại tử hay tử vong nếu ở mức độ nặng hơn.
Đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc và dễ lây lan trong cộng đồng vì chỉ cần cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiều nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… hay dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối là có thể lây bệnh.
Việc sử dụng chung khăn mặt là thói quen không tốt gây ra nhiều căn bệnh cho da và hô hấp. Bên cạnh đó việc sử dụng khăn không rõ nguồn gốc, không tìm hiểu kỹ chất liệu khăn cũng gây tổn hại đến sức khỏe và làn da.
Chính vì vậy, mỗi người nên tự trang bị những chiếc khăn bông đảm bảo chất lượng để sử dụng tùy theo công năng để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.
Theo webtretho