Có những người không do thời tiết hay nóng trong người gì cả mà vẫn thường xuyên bị nhiêt miệng chữa hoài không dứt dù đã cố gắng chạy chữa nhưng đâu vẫn vào đấy.
Chồng mình cũng nằm trong trường hợp này, hầu như quanh năm suốt tháng anh đều bị nhiệt miệng ăn uống không được, có khi nặng đến nỗi chỉ cần uống nước vô cũng đau. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ như vậy anh sụt mất 5 cân là chuyện rất bình thường.
Nhiều báo đài đã cảnh bảo coi chừng nhầm lẫn giữa nhiệt miệng và ung thư miệng nên cũng hơi lo vì vết loét miệng của anh cứ giảm chút đỉnh rồi lại tiếp tục mọc trở lại. Có lần sợ quá, em bắt chồng qua bệnh viện Hòa Hảo làm xét nghiệm kết quả anh bị niêm mạc miệng, bác sĩ cho thuốc về uống và bôi được 1 vài tuần vẫn không hết.
Lần 2 em đưa anh qua bệnh viện ung bướu làm luôn sinh thiết ung thư nhưng vẫn có kết quả bình thường không bị gì cả chỉ vì thiếu chất nên mới thế, khuyên anh về ăn uống tẩm bổ nhiều vô. Nghe lời bác sĩ , mỗi tuần em nấu cho anh 2 con gà ác hầm hạt sen thuốc bắc để tẩm bổ, rồi trái cây rau củ đủ kiểu nhưng cũng không ăn thua.
Lần thứ 3 em đưa anh đi qua bệnh viện Da Liễu khám. Tại đây bác sĩ chẩn đoán anh có con virus gì đó em quên mất rồi. Nên mỗi khi cơ thể suy nhược là nó gây loét miệng vậy đấy. Chỉ cần uống thuốc bổ, ăn nhiều chất xơ, bổ sung rau củ vào mỗi bữa ăn đặc biệt là vitamin C.
Vậy là em làm theo lời bác sĩ, kèm theo Nhai nát búp ổi non xát nhẹ vào chỗ viêm hoặc lở loét. Sau 1 ngày chồng em bắt đầu ăn được cháo, ngày thứ 2 ăn cơm với canh và ngày thứ 3 thì đã ăn uống hoàn toàn bình thường.
Ngoài ra mỗi khi chồng có triệu chứng mệt mỏi này nọ, em liền bắt anh uống 1 viên C, ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên để tăng cường sức đề kháng. Đến nay được nửa năm rồi anh không bị nhiệt miệng, loét miệng nữa, cơ thể lên ký đều đều luôn đấy mấy chị.
Còn về búp ổi non, nếu chị nào không nhai ngậm được chỉ cần dùng 100g búp ổi non, sắc đặc. Dùng nước sắc để ngậm, súc miệng. Bằng cách này có thể chữa được sưng răng, đau nhức chân răng luôn đấy các chị ạ.
Từ xa xưa, hình ảnh cây ổi sau vườn nhà đã trở thành nét đặc trưng rất riêng cho làng quê Việt Nam. Cây ổi không chỉ tạo bóng mát, tạo thêm sự đa dạng cho vườn cây ăn quả, mà còn là nguồn dược liệu chữa bệnh phong phú, từ chữa tiểu đường, rụng tóc, giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa,.. Đặc biệt ít ai ngờ đến, lá búp ổi còn là vị thuốc chữa ung thư cực hay.
Ngoài ra búp ổi, lá ổi hay trái ổi đều có công dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau nữa đây nè các chị:
Bài thuốc chữa ung thư từ lá búp ổi
Cây ổi phổ biến ở nước ta nhưng thường thì mọi người chỉ ăn quả, bỏ đi phần lá thừa. Tuy nhiên, lá búp ổi lại được chứng minh có khả năng phòng chữa nhiều bệnh, trong đó có ung thư.
Về tác dụng dược lý, lá búp ổi có chứa catechol, tanin loại pyrrogalol (8 – 15%), tinh dầu (0,2 – 0,31%) có mùi dễ chịu. Ngoài ra, lá ổi còn chứa sáp, nhựa, đường, caroten, vitamin B1, B2, B6, niacin, vitamin C, β sitosterol, quercetin, các arabiosid và các acid triterpen. Chất lycopene trong lá ổi có thể ức chế sự sản xuất androgen, liên quan đến một số loại ung thư tuyến tiền liệt. Ức chế tế bào ung thư, nhất là các tế bào carcinoma dạng biểu bì và tế bào bạch cầu. Ngoài ra, nó còn có thể tác động đến sự phát triển của tế bào ung thư theo một số cơ chế khác.
Trong Y học cổ truyền, búp ổi vị đắng sáp, tính ẩm tác dụng giải độc, tiêu thũng thu sáp chỉ huyết. Dân gian thường sử dụng lá búp ổi trong bài thuốc chữa ung thư như sau:
Bài thuốc: 8 – 12g búp ổi khô, sắc uống ngày 1 thang
Có thể dùng cùng 8g sả khô hoặc 1 củ sả tươi.
(Chú ý: Bệnh nhân không tự ý sử dụng, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng)
Một số công dụng chữa bệnh khác từ lá búp ổi
Các nghiên cứu đã chứng minh lá búp ổi có tính kháng sinh với khả năng ức chế một số loại vi khuẩn như Staphylococcus Aureus, Escherichia, Sallmonella typhosa, Shigella dysenteriae, E. coli Bacillus subtulis… Ức chế ký sinh trùng sốt rét, giảm thiểu sự phát triển của virus. Chống tiêu chảy ở liều cao. Tác dụng hạ đường huyết trên đái tháo đường không phụ thuốc Insulin. Làm lành, làm sạch mủ các tổn thương ngoài da.
Các bài thuốc:
– Chữa tiêu chảy:
+ Búp ổi 12g, vỏ thân ổi 8g, tô mộc 8g, gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Búp ổi 20g, lá khổ sâm 12g, gừng sống 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
+ Búp ổi sao 0g, trần bì 10g, gừng nướng 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Búp ổi 8g, sả 16g, riềng 8g. Sao tất cả các vị thuốc, sắc đặc uống ngày 1 thang.
+ Búp ổi 8g, vỏ rụt 12g, thần khúc 8g, thảo quả 8g, hoắc hương 8g, can khương 6g. Tán bột, ngày uống 8 – 10g.
– Chữa mụn nhọt: Búp ổi, lá đào lượng vừa phải, giã nát, đắp ngoài.
– Chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Đun lá và búp ổi để tắm.
– Chữa ho, sốt, viêm họng: Búp ổi 20 – 40g phơi khô, sắc uống.
– Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn: Búp ổi non nhai nát, đắp vào vết thương.
Theo Blogtamsu