Câu chuyện kì thú kể về một hacker trẻ tuổi người Algeria, được cho là một trong 10 hacker nguy hiểm nhất hiện nay, như vụ cướp thực hiện tại ngân hàng Hamza là một ví dụ.
Chàng trai sinh năm 1988 – Hamza Bendelladj là một sinh viên đã tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, lớn lên ở tỉnh Tizi-Ouzou, nằm phía Bắc Algeria – một đất nước khá bất ổn về chính trị.
Với mật danh “Bx1” ở thế giới ngầm, anh là một hacker rất có tiếng tăm. Còn với người dân Algeria, anh thực sự là một anh hùng.
Sau 3 năm bị truy nã gắt gao bởi FBI, tới năm 2013, Hamza đã bị bắt tại Thái Lan khi đang đi du lịch cùng vợ và con. Các báo cáo tại hiện trường bắt giữ Hamza – sân bay Bangkok cho biết, anh không hề chống cự mà còn tươi cười, tạm biệt vợ và con gái trước khi bị giải đi.
Tới lúc nhận được lời khai từ Hamza, không ít các nhà lập pháp đã bất ngờ, bởi anh này đã dùng phần lớn số tiền mình lấy được qua các vụ cướp phi pháp – dành cho các quỹ từ thiện lớn nhỏ ở Palestine, Algeria.
Dư luận như dậy sóng, số người ủng hộ Hamza Bendellaj ngày một tăng cao.
Thậm chí, người ta còn suy tôn Hamza như “anh hùng”. Liên tiếp các trang web trên toàn thế giới sau đó đều bị hack, bao gồm cả website của hãng bay Air France, nổi bật bởi dòng hashtag #FreeHamzaBendallaj #FreePalestine.
Không những thế, khi tin đồn bắt đầu lan truyền trên mạng về việc Hamza có thể phải đối mặt với án tử hình, rất nhiều người ủng hộ anh đã bắt đầu một chiến dịch yêu cầu Hamza phải được sống.
Trên Twitter, người dùng @Hassan_JBr đã viết: “Người hùng Algeria là 1 trong 10 hacker nguy hiểm nhất. Anh đã hack 217 ngân hàng, gửi 280 triệu USD cho các quỹ từ thiện. Vậy mà anh phải nhận án tử hình?”.
Thông điệp nói trên đã ngay lập tức thu hút hơn 4.500 lượt quan tâm và retweet.
Hamza bị kết tội là tác giả của một dạng Trojan có tên SpyEye. Chương trình này là một bộ phần mềm độc hại, chuyên được cài ẩn vào các tập tin được gửi đến hơn 200 ngân hàng ở Mỹ.
Ước tính 1,4 triệu máy tính ở Mỹ và những nơi khác đã nhiễm SpyEye. Người sử dụng phần mềm vô tình kích hoạt SpyEye và bị ăn cắp các thông tin đăng nhập tài khoản trực tuyến.
Các cơ quan tội an ninh Mỹ sau đó đã phát hiện được hành vi của Hamza, khi anh đang thực hiện một vụ mua bán bản sao của virus SpyEye với giá 8.500 USD.
Luật sư Mỹ – Sally Quillian Yates đã công bố 23 bản cáo trạng cáo buộc tội Hamza bao gồm: các vụ phạm tội liên quan đến ngân hàng, và mã độc máy tính.
Kết quả là với tội danh cướp hơn 200 ngân hàng thông qua việc phát tán mã độc, Hamza đã bị kết án 15 năm tù giam.
Với nụ cười khi bị bắt giữ trước ống kính, Hamza Bendelladj đã được mệnh danh là “hacker mỉm cười”.
Theo Webtretho