Chương 27
Tôi đứng như trời trồng nhìn theo chiếc xe chở Lan ngày một xa dần, có cái gì đấy vừa vỡ vụn trong người tôi, một cảm giác lo lắng đan xen lẫn sự sợ hãi dâng dần lên trong người. Tôi hoảng sợ quay người chạy về nhà lấy xe để đuổi theo. Chiếc xe đạp vẫn còn nằm chỏng trơ giữa đường như đứa trẻ bị bỏ rơi, bánh trước vẫn còn khe khẽ quay nhè nhẹ như những hơi thở của người hấp hối. Tôi dựng chiếc xe mini của Lan đưa vào nhà, chợt thấy một chiếc phong bì từ rọ xe rơi ra đường, cúi người xuống nhặt lên mở ra tôi ngỡ ngàng khi đó là vé xem biểu diễn văn nghệ sẽ diễn ra vào 4 ngày nữa. Hóa ra Lan đến đây là muốn mang cái này cho tôi, muốn tôi có mặt ở đêm diễn văn nghệ tòan trường để cổ vũ cho tiết mục của Lan . Vậy mà tôi đã cho Lan một gáo nước lạnh không phải là một gáo axit mới đúng.
Lấy xe lao ra đường đi tìm Lan, tôi tìm đến những nơi Lan hay đến khi muốn thả hồn một mình, tìm kiếm bóng chiếc xe ôm khắp các nhà nghỉ quanh vùng, và tôi nghĩ cả đến trường hợp xấu nhất nên cũng ra cả cầu chương dương, cầu long biên, hồ tây… Nhưng bóng dáng Lan vẫn bặt vô âm tín chỉ có tín hiệu hồi đáp từ chiếc điện thoại của Lan vang lên vô nghĩa “Thuê bao qúy khách vừa gọi…”. Tìm đến tối mịt vẫn không thấy tôi phóng xe về nhà trọ của Lan hy vọng Lan sẽ về đấy nơi có những người bạn cùng phòng sẽ làm Lan khuây khỏa.
Chiếc cổng vẫn đóng im lìm, tôi cất tiếng gọi Lan từ ngoài cổng, có tiếng đáp của bạn Lan và tiếng chân người đi ra. Nhìn thấy tôi bạn Lan liền cất tiếng “Anh H ah! Lan không có nhà! Đi đâu từ sáng giờ không rõ”, câu nói ngượng ngùng và có vẻ trơn tru một cách giả tạo không lừa được kẻ sành sỏi gái như tôi. Tôi nhìn sâu vào đôi mắt cô bé ấy với một cái nhìn tha thiết hỏi lại bằng một giọng thật nhẹ nhàng trầm ấm “Thật không em”, ánh mắt cô bé ấy có gì đấy sợ hãi vội cúi xuống để tránh ánh mắt tôi trả lời “Thật anh ạ”. Tôi không nghe câu trả lời, vì câu trả lời nằm ở ánh mắt của cô bé ấy. Tôi biết là Lan đã trong nhà. Không muốn làm Lan khó xử tôi quay xe ra về để lại lời nhắn cho cô bé bạn Lan “Em bảo Lan là anh tìm có việc rất gấp và quan trọng nhé” rồi rồ ga phóng đi. Tối hôm ấy tôi có quay lại nhà Lan lần nữa để mang chiếc xe đạp trả Lan, cô bé bạn Lan vẫn đón tôi với cấu nói như được lập trình sẵn “Lan vẫn chưa về anh ạ”, tôi cười buồn không quan tâm lắm đến câu nói nhờ cô bé mang xe vào giúp rồi bắt xe ôm ra về. Tiếng chuông tin nhắn điện thoại vang lên làm tôi vội vàng mở máy, tin nhắn của Lan khiến tôi mừng như bắt được vàng nhưng nó lại chỉ vẻn vẹn có vài chữ “Tôi không muốn gặp cậu! Cậu đừng đến nữa! Đừng dồn tôi vào chân tường”, tôi bấm máy gọi lại ngay nhưng đầu kia đã tắt máy mất rồi.
Nằm vật ra giường tôi cảm thấy chán nản và hối hận kinh khủng, giờ đây Lan chẳng có ai mà tâm sự để giải tỏa nỗi niềm, làm sao Lan dám nói với bạn bè là bị ông Cậu phản bội, bị ông Cậu lừa dối, làm sao Lan có thể dựa vào ai đấy mà khóc được, chắc nước mắt Lan chỉ biết nuốt để nó chảy ngược vào trong. Càng để lâu như thế thì Lan càng hận tôi mà thôi. Và với một người đang chỉ biết đặt niềm tin vào tôi, coi tôi như cái cọc cuối cùng trên dòng lũ cuộc đời đang cuốn Lan đi thì hẳn đây là một cú shock lớn lắm. Tôi đã không làm cái cọc vững chãi để Lan bám vào mà lại quật thêm một cú thật đau vào con tim non nớt của Lan. Càng nghĩ tôi càng hoảng sợ, càng lo lắng chẳng buồn ăn uống gì mặc cho mẹ gọi, tôi cũng chẳng thấy thèm khát rượu tây và gái chân dài, tôi chỉ mong sao Lan tha thứ cho tôi, tôi sẽ làm lại hết vì Lan, và lần đầu tôi thấy mình quá độc ác, đểu giả và đáng hận đến thế.
Vò đầu bứt tóc tôi nhắn đủ các loại tin từ cầu mong, van xin, rồi chuyển sang cả lừa lọc Lan để mong Lan thương hại tôi mà đáp lời nhưng mãi mãi những dòng tin nhắn của tôi như những hạt muối nhỏ ném vào những giọt nước mắt vốn đã mặn chat bởi sự hờ hững của người yêu, bởi sự sụp đổ của người bố thần tượng. Đang vô vọng tôi chợt nhớ tới tấm vé xem văn nghệ, phải rồi chắc chắn là Lan không thể bỏ buổi diễn được tôi sẽ có mặt với một bó hoa thật to, tôi sẽ cầm mic mà xin lỗi Lan, mong Lan hồi tâm chuyển y’ dù có thể không coi tôi như một người yêu cũng được. Giờ tôi chỉ muốn làm người cậu bình thường của Lan, tôi không cần sở hữu Lan nữa tôi muốn Lan được thanh thản trong tâm hồn mà sống. Mọi thứ và mọi người dính dáng tình cảm đến tôi đều đã qúa khốn khổ rồi. Tôi không ao ước mình giữ được tình cảm với Lan nữa, tôi sẽ đứng bên cạnh cuộc sống của Lan suốt phần đời sau này.
Thời gian vẫn trôi đi cuối cùng thì ngày diễn văn nghệ của Lan cũng đến, 2 ngày chờ đợi tôi có cảm giác như 2 thể kỷ, mới 6h tối tôi đã có mặt ở hội trường của trường Lan, trời mưa và rét buốt bên ngòai nhưng không khí hội trường bên trong nóng dần lên bởi sự háo hức của các sinh viên trong trường. Tôi ngồi ngay hàng ghế gần đại biểu và đến khá sớm thế nên chẳng khó để Lan nhận ra tôi với bó hoa hồng khổng lồ trong tay khi Lan ra kéo thử violon để khớp mic và nhạc đệm. Ánh mắt Lan lướt qua tôi với một vẻ mặt lạnh như băng khiến không khí hội trường đang ấm áp đột nhiên lạnh giá khắp quanh tôi. Ánh mắt tôi cũng nhìn lại Lan với một cái nhìn tha thiết đầy khẩn cầu, nhưng Lan chẳng thèm để y’ đến ánh mắt ấy, quay đi bước vào trong cánh gà để mặc tôi nhìn theo bóng dáng yêu kiều thươt tha đằng sau bộ váy xòe sang trọng.
Tiết mục của Lan là cuối cùng nên tôi phải ngồi chôn chân suốt gần 3 tiếng đồng hồ, ánh mắt tôi luôn hướng lên sân khấu nhưng chẳng bao giờ tôi nhìn đến những tiết mục diễn ra, đôi mắt tôi luôn cố săm soi vào cánh gà nơi Lan đang ở đấy để chờ đến tiết mục của mình, mỗi lần cánh gà mở ra để kẻ vào người ra tôi lại nhướn người để đôi mắt được nhìn sâu hơn vào trong đấy mong sẽ thấy bóng dáng Lan nhưng hòan toàn không có. Người dẫn chương trình rốt cuộc đã cất lời giới thiệu tiết mục cuối của Lan, Lan sẽ chơi violon với nhạc đệm từ đĩa Midi (đĩa mềm ghi sẵn bản phối để chơi nhạc cụ kèm hoặc hát luôn mà không cần ai đệm cả). Lòng tôi lại háo hức mong chờ môt bản nhạc violon từ Lan như ngày nào được nghe ở phòng của Lan.
Lan bước ra từ sau cánh gà, không phải là bộ váy sang trọng ôm lấy thân hình và xòe nhẹ nhàng ở phía dưới như lúc đầu tôi thấy. Lan đã mặc một chiếc sơ mi đen kết hợp với quần bò tối mầu, tóc búi ngược lên đầu để khoe ra bộ mặt kiều diễm và cái trán phẳng phiu, đôi măt to tròn như phủ sương mờ bởi sự lạnh lùng và cay độc từ đôi mắt ấy phát ra khiến tôi rùng mình. Lan ngây thơ trong sáng của tôi giờ đay nhìn như một nữ sát thủ, gương mặt đằng đằng sát khí. Cất giọng hơi lạnh chào khan giả Lan đưa ra lí do là dây đàn violon bị đứt không thay kịp nên phải hủy tiết mục, Lan vừa dứt lời những tiếng hô hào tiếng húyt sáo nổi lên cổ vũ cho Lan tiếp tục, dường như cái trường đa phần là nữ này không ngăn cản Lan thành cô gái được chú y’ gần nhất trường.
Lan từ tốn nói tiếp với khán giả là tuy không thể hiện được violon nhưng Lan sẽ hát một bài coi như sự bù đắp của Lan với sự sai sót này. Bài hát Lan giới thiệu là một bài hát rock “Forever and One”(một lần và mãi mãi), Lan vừa dứt lời hội trường lại xôn xao bàn tán mất gần 1 phút vì đây không phải trường kỹ thuật nên rất ít khi có người hát rock và rock ngày đấy cũng chẳng phổ biến mấy như bây giờ. Nhưng rồi tiếng vỗ tay tiếng hô hào động viên lại vang lên dậy trời để Lan bắt đầu trình diễn tiết mục của mình.
Trên sân khấu giờ chỉ còn tĩnh lặng mình Lan, nhạc nền cũng không cần nhạc công vì nó được phát ra từ đĩa Midi Lan chuẩn bị sẵn. Khúc dạo đầu bằng những phím piano của bài hát làm cho người nghe có một cảm giác bình yên nhưng là kiểu bình yên đón chờ một cái gì đó kinh khủng sắp xảy ra. Và giọng Lan bắt đầu cất lên(bạn có thể nghe bài này với tôi ở đây
Forever and one
Giọng Lan cất lên như lời tự nói với bản thân đầy thương hại và nỉ non trong những câu đầu tiên
What can i do? (Tôi phải làm gì đây)
Will i be getting throught? (Liệu rằng tôi có vượt qua được không?)
Now that I must try (Giờ tôi chỉ biết cố gắng)
To leave it all behind (Để bỏ lại tất cả lại sau lưng mình)
Và nhìn sang tôi với ánh mắt đầy ai oán trách móc và căm hận
Did you see? (Anh đã thấy chưa?
What you have done to me (Thấy những gì anh đã làm với tôi chưa?)
Rồi lạc giọng mà hát lên những tiếng căm giận uất hận nhưng không thể nói với ai
Forever and one
I will miss you
However, I kiss you
Yet again
Way down in neverland
So hard I was trying (Dù tôi có cố thế nào đi nữa)
Tomorrow I’ll sill be crying (tôi biết nước mắt tôi sẽ mãi tuôn rơi)
Đưa ánh mắt nhìn tôi với một đôi mắt đỏ ngầu vì nước mắt đã dâng trào ngập mí Lan gần như gào thét vào chiếc mic, như muốn chửi thẳng vào mặt tôi
How could you hide your lies your lies (Làm sao anh có thể lừa dối tôi như thế, như thế)
Lan cứ thế gào thét với một nỗi đau không thể nói ra cùng ai trên sân khấu ánh mắt mỗi lần đảo qua tôi là đầy căm hận và thù địch. Tòan thân tôi như cháy bỏng bởi ánh mắt ấy, tiếng hát gào thét trong nước mắt câm lặng của Lan như những nhát búa tạ đập vào cái tâm trí đen tối của tôi. Mỗi nhát búa đập vào thì những muội đen bám chặt vào não tôi dần vỡ ra. Cho đến khi nghe câu hát “Will I ever find? Some one to believe” của Lan với ánh mắt rực lửa nhìn vào tôi thì cái tâm trí tôi như vừa được nhấc khỏi bùn đen mà gột rửa.
Tôi nhìn Lan không còn là sự hối hận muốn làm lành nữa, tôi nhìn Lan như nhìn tương lai của tôi, như nhìn lẽ sống duy nhất của đời mình. Cái tâm trí vừa phục hồi của tôi quyết định sẽ đưa Lan đi ngay đêm nay, sẽ đưa Lan rời xa mảnh đất này, đi đâu cũng được miễn là hai đứa có thể thoải mái yêu và chăm sóc cho nhau, không cần phải lén lút sợ hãi. Đi thật xa để tôi thoát khỏi những đám bạn ăn chơi đua đòi, thoát khỏi những ngày dài thi lại học lại, thoát khỏi cái gia đình lúc nào cũng nặng ghánh kỳ vọng vào thân tôi thế này. Tôi không buồn tặng hoa nữa, tôi lẳng lặng ra phía sau cánh gà sân khấu chờ Lan
Lan đã bước vào với hoa ngập trên tay nhưng gương mặt vẫn phủ sương mờ, nhìn thấy tôi Lan đưa tay lau nhanh dòng lệ đang chực trào ra lần nữa trên gương mặt sát khí ấy “Cậu vào đây làm gì! Cậu biến ra đi! Tôi không muốn nhìn thấy cậu”. Tôi không đáp lời lẳng lặng tiến đến cầm chặt lấy tay Lan “ Đi! Anh sẽ đưa em rời khỏi đất này! Chúng ta sẽ rời khỏi đây để bên nhau mãi mãi! Không việc gì phải chờ đợi nữa”. Giật mạnh tay khỏi tôi Lan cất tiếng cười khô khan “Đi! Đi đâu? Buồn cười là tôi không cần anh! Tôi không muốn anh nữa! Anh đã chết rồi!”, tôi vẫn lẳng lặng lao vào nắm chặt lấy tay Lan lần nữa “Không! Anh nói thật! Anh quyết định rồi! anh hứa sẽ không làm e buồn nữa”. Lan giật tay lần nữa nhưng không được liền lấy tay còn lại đánh mạnh vào người tôi mà gào lên “Đi đâu! Lại lên giường ah! Bọn đàn ông các anh thằng nào cũng thế thôi! Bố tôi rồi đến anh! Tất cả các người chỉ chạy theo ai sẵn sang lên giường với các người thôi! Các người quả thật là quá đểu quá đểu”
Tiếng gào thét của Lan và sự giằng co đã dánh động đến đám bạn của Lan phía ngòai, cả một đám trai gái chạy vào nhìn Lan đang giằng tay khỏi tôi, vài thằng con trai đã tiến lên yêu cầu tôi bỏ tay Lan ra. Nhưng tôi chẳng quan tâm ánh mắt tôi long lên như sư tử bảo vệ lãnh thổ nhìn vào chúng nó đầy thách thức, tôi quyết chết ở đây cũng được tôi không bao giờ bỏ Lan ra cả. Những thằng con trai đã tiến đến gần hơn tôi chuẩn bị cho một cuộc đụng độ, tôi cũng nhếch mép cười với tư thế sẵn sàng đâm chem.. Chợt tiếng Lan nhỏ nhẹ và bình tĩnh vang lên “Không sao đâu các bạn! Cậu tớ muốn bắt tớ về nhà nhưng tớ cứ muốn ở lại nên cậu tớ cáu thôi” rồi lạnh lùng quay sang tôi “Cậu đưa cháu về đi!”
Trời mưa rả rich và rét nhưng Lan ngồi sau tôi không buồn mặc chiếc áo mưa tôi đưa ra “Cậu mặc vào đi! Tôi không cần”, tôi cũng chẳng dùng đến áo mưa rồi im lặng phóng đi trong mưa. Vòng tay Lan mới ngày nào còn ôm chặt tôi trên xe giờ đã chẳng buồn động đến, chỉ câm lặng trong làn mưa mỗi ngày một dày hơn. Tôi cất giọng phá tan bầu không khí lạnh lẽo “Em đừng thế nữa! Anh xin lỗi! Chúng mình sẽ đi ngay hôm nay hoặc bầt kỳ hôm nào em muốn! Anh muốn chăm sóc em”, đáp lại lời tôi bằng giọng sắc lạnh “Cậu rủ đứa nào khác đi! Cậu thiếu gì người để rủ! sao phải tìm đến kẻ chết rồi như tôi! Cậu đưa tôi về nhà và đừng bao giờ gặp tôi nữa” tôi đưa tay ra sau kéo Lan vào sát mình “Đừng thế nữa em! Anh thề sẽ không sai lầm nữa!” Lan giật tay tôi ra bật cười lạnh lẽo “Anh lại thề ah! Tôi tưởng anh đã thề không bỏ rơi tôi không làm tôi buồn từ cái ngày anh lấy đi sự trong trắng của tôi cơ mà! Giờ tôi còn gì đâu mà anh tiếp tục thề! Anh thề nhầm chỗ rồi anh hiểu không?”
Tôi cay đắng nhận ra rằng Lan đã không còn muốn là của tôi nữa, tôi trong mắt Lan đã chết từ bao giờ rồi, dường như với Lan tôi chỉ là một kẻ thù, một kẻ đểu giả, và tôi có nói gì cũng không thể giúp Lan quay về với tôi được. Giong Lan vang lên cắt ngang suy nghĩ của tôi “Anh đưa tôi về ngay đi! Đừng có lòng vòng thế này”, tôi biết nếu đưa Lan về sẽ chẳng có cơ hội nào để Lan ngồi lại lên xe tôi nữa. Đầu tôi chợt nảy ra một y’ định rồ rại “phải rồi bây giờ chỉ còn cách làm Lan mang trong mình giọt máu của tôi thì Lan sẽ thuộc về tôi! Chúng tôi sẽ rời đi khỏi đây để xây dựng một tổ ấm mới, tình yêu sẽ trở lại khi Lan có con với tôi” Như người chết đuối vớ được cọc tôi suy tính xem sẽ thực hiện cái y’ định rồ rại đấy ở đâu, không thể về nhà tôi khi bố mẹ ở nhà, cũng không thể về nhà Lan khi mà còn có bạn Lan trọ cùng, và tôi tính ngay đến các nhà nghỉ. Đưa ánh mắt đảo dọc hai bên đường trong làn mưa mỗi lúc một dày hơn để tìm ra cái biển nhà nghỉ hoặc khách sạn tôi vừa tìm vừa đưa tay kéo chặt tay Lan ngồi sát vào tôi hơn sợ rằng Lan vuột mất.
Dường như Lan đóan được suy nghĩ của tôi, Lan cất giọng lạnh lùng cảnh báo “Anh đừng nghĩ đưa tôi đi đâu! Anh đưa ngay tôi về nhà!”, tôi mặc kệ lời Lan nói kéo chặt Lan vào người hơn mặc cho Lan cố rút ra cố đấm vào người tôi mà gào thét “Bỏ ra, bỏ ra đưa ngay tôi về nhà”, tôi không nghe thấy tiếng gào của Lan nữa mắt tôi đã nhìn thấy một nhà nghỉ bên đường, tôi vặn ga phóng mạnh hơn để tìm chỗ quay đầu dọc dải phân cách mà vòng lại. Phấn khích vì tìm được nhà nghỉ để thực hiện y’ định điên khùng của mình tôi đã lỏng tay giữ Lan lúc nào không hay. Và trong lúc tôi còn đang tăng tốc nhanh để tìm chỗ quay đầu thì Lan đã giật tay ra khỏi người tôi, tôi giật mình định quay lại để giữ lấy tay Lan nhưng chiếc xe bỗng nhẹ đi, chỉ còn lại khoảng trống phía sau lưng. Tôi hốt hoảng quay tòan người lại, Lan đã nhảy khỏi xe tôi rồi, tôi gào lên “Lan” rồi bóp mạnh phanh xe, chiếc xe đang phóng đi với tốc độ cao dưới trời mưa trơn trượt lại bị bóp mạnh phanh khiến nó đổ xuống và trượt đi trên con đường mưa gió. Chiếc xe kéo tôi đi lao vào giải phân cách trước mặt, trước khi đầu tôi đập vào giải phân cách tôi vẫn thấy lờ mờ ánh đèn pha ôtô đang lao dần vào cái bóng Lan lăn lộn vì mất thăng bằng trên đường và mắt tôi tối sầm lại.
Chương 28
Phòng trực cấp cứu Bệnh viện X 1 giờ sáng:
Hương ngáp 1 cái thật dài cố quấn cái chăn chiên sát vào người hơn để xua đi cái lạnh của thời tiết mưa rét “Mong là đêm nay không có ca nào để mình yên giấc” tiếng Hương lẩm bẩm vừa dứt thì đã nghe tiếng còi xe cấp cứu đang lao vào cổng hướng đến phòng trực cấp cứu. Uể oải đứng dậy Hương mở cửa phòng trực bước ra với hy vọng là ca cấp cứu bình thường nhưng dường như không phải vậy, Hương nhìn thấy sự khẩn trương rõ rệt trên gương mặt anh chàng trên xe cấp cứu, tiếng gọi đưa cáng gấp gáp làm Hương đóan đây là một ca nghiêm trọng. Chạy vội ra chiếc xe cấp cứu vẫn còn chiếc đèn đỏ xoanh tròn trên đỉnh Hương cất tiếng hỏi đồng nghiệp vừa mở cửa xe xuống “Ca nào thế! Nghiêm trọng không” tiếng anh đồng nghiệp đáp lời với giọng khẩn trương “Tai nạn giao thông! 2 ca đều nặng”.
Hương quay ngay vào phía trong cất giọng gấp gáp gọi thêm người hỗ trợ và đẩy hai chiếc cáng ra. Cưa xe cấp cứu mở ra làm xộc lên mùi tanh của máu tuy quen thuộc nhưng vẫn khiến Hương có cảm giác không lành. Hai chiếc cáng nằm dọc hai bên xe cấp cứu, một nạn nhân đang được cho thở qua bình oxy cấp cứu trên xe, nạn nhân còn lại được băng bó sơ sài ở đầu, máu thấm đỏ cả lớp băng bông quấn tạm quanh đầu. Hương hô hào mọi người kéo cáng đẩy sát vào xe để nâng từng nạn nhân xuống. Hai anh chàng to khỏe được cho lên xe để nâng nạn nhân băng bó quanh đầu xuống. Đấy là một nạn nhân Nam cao tầm 1m7 gương mặt đầy những vết máu khô chảy ngang dọc như ai đó đánh đổ một lọ sơn lên đầu, mắt nhắm nghiền tuy nhiên hơi thở vẫn khá đều, kéo mí mắt lên soi đèn vào Hương lẩm nhẩm “Đồng tử bình thường! hy vọng không chấn thương sọ não” rồi bảo ngay hai cô y tá trực “Kiểm tra huyết áp rồi chuyển ngay vào phòng chụp cắt lớp” và nạn nhân đầu nhanh chóng được chuyển đi.
Quay sang nạn nhân thứ hai đang được chuyển xúông cáng đẩy, một nạn nhân nữ trên người chủ yếu là các vết bùn bám và quần áo ướt sũng, máu chảy ra không nhiều từ các vết xây xát dọc bàn tay và bàn chân. Gương mặt tuy có vài vết bùn đất được lau qua nhưng không dấu được một vẻ đẹp diễm lệ, hơi thở cô bé rất mỏng manh, cánh mũi thi thoảng lắm mới được đẩy lên rồi xẹp xuống. Kéo đôi mí mắt soi đèn vào đồng tử Hương cất giọng khẩn trương “Nhanh chuyển nhanh vào phòng hồi sức cấp cứu! Cắm bình oxy liên tục, cố định cổ lại ngay! Đồng tử có dấu hiệu dãn! Kiểm tra huyết áp ngay! Chuẩn bị sẵn thuốc trợ tim” rồi khẩn trương theo chiếc cáng thứ 2 vào phòng hồi sức cấp cứu. Kinh nghiệm nghề nghiệp cho Hương biết đây là một ca đa chấn thương, vùng đầu không bị va đập nào nghiêm trọng lắm nhưng từ vùng cổ trở xuống bị chấn thương rất nhiều chỗ và nặng. Kết quả đo huyết áp cũng rất xấu, huyết áp thấp và mạch đập yếu. Thở một hơi dài Hương biết với ca này bệnh viện này khó có thể có đủ thiết bị mà cấp cứu.
Trở ra ngòai phòng trực Hương gọi y tá “Loan ơi! Có thấy người nhà bệnh nhân đến chưa” tiếng cô y tá trả lời “Chưa chị ah! Nhưng theo mấy anh bên bộ phận xe cấp cứu thì người đi đường đã gọi về nhà thông qua điện thoại của nạn nhân Nam rồi, có vẻ như hai người đi chung”, Hương ngao ngán “không có người nhà thì nộp tiền chụp cắt lớp và chụp phim toàn thân thế nào được”, nhưng Hương cũng chẳng phải chờ lâu chưa đầy 5 phút sau câu hỏi người nhà của Hương đã thấy một phụ nữ tuổi tầm 45-48 hớt hải chạy vào giọng hốt hoảng pha với tiếng khóc nức nở “Bác sĩ cho hỏi cháu H nhà tôi bị tai nạn nằm đâu rồi! có sao không bác sĩ! Nó đâu rồi” câu hỏi chuyển thành tiếng gào thét lúc nào không hay khiến Hương phải cất giọng từ tốn an ủi “Cháu không biết ai tên H vào đây cả nhưng có hai nạn nhân đi cùng nhau bị tai nạn được chuyển vào đây 1 nam và 1 nữ, giờ bác phải bình tĩnh để cháu dẫn vào nhận diện, 2 nạn nhân đều ổn chỉ hôn mê chưa tỉnh thôi”. Người phụ nữ bớt khóc hơn cất giọng run run “Vâng vậy bác sĩ làm ơn cho tôi xem mặt nạn nhân Nam”
Hương đi trước dẫn người phụ nữ đang bước những bước run rẩy trong tiếng nấc cố gắng chặn lại trong lòng đến phòng cấp cứu nơi nạn nhân nam đang nằm. Vừa bước vào cửa phòng mới chỉ nhìn thấy chiếc quần ướt sũng của nạn nhân người phụ nữ đã không còn giữ được bình tĩnh lao vọt qua Hương tiến đến giường nạn nhân mà gào lên “Trời ơi! Con tôi làm sao lại ra nông nỗi này hả con! Sao mưa gió không ở nhà mà lại ra đường hả con ơi” tiếng gào thét đầy bi ai của người mẹ khiến Hương không kìm nổi nước mắt, Hương vội tiến đến giữ người mẹ lại “Cô ơi cô phải bình tĩnh! Nạn nhân đang chấn động mạnh không được lay như thế đâu ạ”, người phụ nữ không bám vào lại nhân mà quay sang tôi níu tôi như muốn quỳ 2 chân xuống “Bác sĩ ơi! Con tôi nó có bị làm sao không! Nó có bị nặng lắm không! Nhà tôi chỉ có mình nó thôi bác sĩ ơi! Bác sĩ phải bằng mọi cách cứu nó! Bao nhiêu cũng được Bác sĩ phải làm mọi cách” người mẹ vừa nói vừa mở ví như muốn lấy tiền cho tôi. Đưa bàn tay ngăn lại và nâng người phụ nữ lên Hương từ tốn “Không sao đâu cô ạ! Chỉ là bất tỉnh, bây giờ cô ra ngòai đóng tiền cho cháu tiền chụp cắt lớp. Cháu đã báo cho bác sĩ trưởng khoa để lên đây luôn rồi, kết quả sẽ có sau khi xét nghiệm và chụp cắt lớp hộp sọ.”.
Người mẹ vẫn mếu máo “Vậy nộp tiền ở đâu bác sĩ ơi! Bác sĩ phải cứu nó! Phải làm mọi cách! Bác sĩ bảo không sao mà nó nằm bất động thế ah! H ơi! Con ơi! Đừng bỏ mẹ con ơi!”, Hương kéo vội người mẹ ra khỏi phòng an ủi thêm vài câu để bà bỉnh tâm nhưng không được khiến Hương cáu “Cô làm sao thế! Cứ thế này cháu mời cô ra ngòai đấy! Làm sao bọn cháu có tinh thần mà cứu chữa được nếu cô cứ thế này! Cô theo cháu ra đây đóng tiền đi! Cháu bảo không nghiêm trọng là không nghiêm trọng”. Câu nói của Hương dường như có tác dụng, người mẹ quẹt vội hai dong nước mắt chảy ra trên khuôn mặt đã bắt đầu có những nếp nhăn “Vâng! Vậy trăm sự nhờ bác sĩ”. Nộp tiền chụp cắt lớp cho nạn nhân nam Hương mới nhớ ra nạn nhân nữ liền cất tiếng “Cô ơi! Có một nạn nhân nữ đi cùng với H nhà mình liệu cô có thể giúp cháu nhận diện để gọi người nhà được không ạ! Nạn nhân đấy nặng hơn H nhà mình”, bà mẹ cất giọng trong tiếng nấc “Nó mỗi ngày đi với một đứa tôi biết đứa nào với đứa nào đâu! Chả bao giờ tôi gặp 1 đứa nào đến lần thứ 2 cả”, Hương ngán ngẩm “Lại công tử con nhà giàu ăn chơi đua đòi gái gú! Thế này thì không khéo chả biết được nạn nhân kia thật” nhưng vẫn vớt vat “Cô cứ xem giúp cháu, chứ không có người nhà xác nhận thì bọn cháu không thể làm bước tiếp theo được cô ạ”, người phụ nữ nhìn Hương lưỡng lự rồi cũng gật “Vâng thế để tôi xem giúp! Nhưng chắc tôi chẳng giúp được gì cho bác sĩ đâu”
Người mẹ đi theo tôi vừa đi vừa rút chiếc điện thoại ra bấm máy “Ông đang nằm với đứa nào thì cũng về ngay bệnh viện X cho tôi, thằng H bị tai nạn giao thông rồi, ông cứ đi suốt thế thì ai mà bảo ban được nó” tiếng người mẹ lại bắt đầu nức nở. Hương đi trước mà chả biết nói gì “Lại bố bồ bịch, mẹ lo kiếm tiền, con hư hỏng cái công thức từ bao đời nay rồi”. Bước vào phòng hồi sức cấp cứu dành cho bệnh nhân bị nặng, mùi thuốc sát trùng quen thuộc sực lên làm người phụ nữ hơi nhăn mặt, tiếng người phụ nữ lẩm bẩm từ xa “Trông quen lắm” rồi tiến đến gần hơn. Đột nhiên người phụ nữ chạy nhanh hơn đến chiếc cáng đẩy nơi nạn nhân nữ nằm “Trời ơi! Cái Lan sao lại thế này! Sao mày lại đi với cậu mày! Sao hai cậu cháu mày lại ra nông nỗi này” Hương thở phào vì đã biết được tung tích nạn nhân nhưng cũng đau lòng khi tiếng người phụ nữ lại gào khóc “Sao họ nhà ta năm nay làm sao thế này! Thế này thì ông nội mà biết thì sao” Hương lại phải xông đến giữ người phụ nữ lại để không làm động đến nạn nhân “Bác ơi! Bác bình tĩnh thôi! Nạn nhân đang bị đa chấn thương! Nếu bác nhận ra thì bác đóng nốt tiền cho nạn nhân để bọn cháu chụp cắt lớp tòan thân”
Thêm một lần nữa người phụ nữ lại nức nở bước những bước run rẩy ra khỏi phòng bệnh nhân, tiếng người phụ nữ như gào thét lại vang lên trong điện thoại “Mày lên ngày hà nội đi, cả chồng mày nữa hai đứa lên ngay trong đêm này đi! Cái Lan và thằng H bị tai nạn nặng lắm chưa đứa nào tỉnh cả! Có mỗi mợ đang ở đây thôi” rồi cúp máy ra phòng nộp tiền và đặt cọc viện phí.
Bác sĩ trưởng khoa đã nhanh chóng có mặt, Hương cho lần lượt hai bệnh nhân vào phòng chụp cắt lớp để chụp chẩn đóan. Những chiếc phim rửa ra nhanh chóng được treo lên cái hộp trắng đục có bóng đèn phát ra từ trong hộp để dễ đọc phim. Nheo mắt nhìn phim của bệnh nhân nam vừa được đưa lên, bác sĩ trưởng khoa cố nheo mắt vào những điểm đáng ngờ trên phim mặt hơi đăm chiêu. Hương cất tiếng phá tan bầu không khí tĩnh mịch “Thế nào rồi chú! Có gì nghiêm trọng không” bác sĩ không đáp đưa tay vẫy Hương lại gần “Đây là các điểm tụ máu trên não! Bệnh nhân bị chấn thương hộp sọ gây nên tụ máu rải rác ở các điểm này” lấy tay chỉ vào các điểm nhỏ trên vùng não Hương đếm sơ sơ thấy gần 5 điểm. Bác sĩ tiếp lời “Cái này tụ máu tuy ít nhưng lại ở nhiều điểm quan trọng sẽ có khả năng là hôn mê sâu, nếu nhẹ hơn sẽ có “khoảng tỉnh” giữa các thời gian hôn mê sâu, khi bệnh nhân có “khoảng tỉnh” nhớ kiểm tra tri giác và phản xạ để đưa ra được thang đánh giá Glasgrow mà có hướng điều trị. Cho khâu vết thương trên đầu và băng cố định hộp sọ, có 1 vết nứt nhẹ đấy” Hương cúi đầu “Vâng” 1 tiếng rồi chuyển phim của nạn nhân nữ lên hộp chiếu.
Dường như gương mặt của bác sĩ trưởng khoa co lại nhiều hơn khi từng tấm phim được đưa lên, khuôn mặt khẩn trương với tay ra đằng sau “Đưa chú xem kết quả xét nghiệm máu, huyết áp và mạch” Hương đưa vội xấp kết quả xét nghiệm cho bác sĩ trưởng khoa. Lật nhanh từng trang để xem các thông số cần thiết, bác sĩ quay lại tôi nghiêm giọng “Người nhà bệnh nhân nữ gọi vào đây ngay! Khẩn trương” Hương mở cửa phòng hội chuẩn chưa kịp cất tiếng gọi đã có người tiến vào gấp gáp, “Bác sĩ tình hình 2 cháu thế nào rồi” một giọng nam trung niên ồm ồm vang lên. Hương định thần nhìn lại, một giáng người bệ vệ như quan chức với chiếc bụng mỡ khá lớn, gương mặt ngăm đen tóc muối tiêu có nét gì đó khá giống với nạn nhân nam, đóan là bố của nạn nhân Nam nhưng hương vẫn lên tiếng “Người nhà của 2 nạn nhân có đây không”, giọng người trung niên tiếp lời “Vâng tôi là bố cháu H đây ạ! Bác sĩ cho hỏi tình trạng thế nào rồi”, giọng người đàn ông tuy khẩn trương nhưng vẫn giữ được vẻ bình tĩnh. Hương nhìn lại rồi đáp “Bác sĩ trưởng khoa cần gặp! Mời chú vào trong này”. Người đàn ông lách cửa định vào thì người phụ nữ đuổi theo “Cho cô vào với” nhưng đã bị tiếng quát của người đàn ôgn chặn lại “Vào làm cái gì! Ở ngòai này mà chờ đi! Con hư thì tại mẹ đấy” rồi lách vào trong để mặc người đàn bà vẫn còn nức nở.
Hương dẫn nguời đàn ông vào gặp bác sĩ để trao đổi về tình hình 2 bệnh nhân, không đứng gần nhưng Hương vẫn nghe bác sĩ lóang thóang nói “Bệnh nhân nữ bị nặng lắm, ở đây không đủ điều kiện điều trị, anh nên cho cháu chuyển nên bệnh viên Y, chuyên về ngoại khoa thì có hy vọng hơn”. Tiếng người đàn ông quyết đoán không chút lưỡng lự vang lên “Vậy bác sĩ làm ngay thủ tục chuyển viện cho cháu Lan! Còn cháu H nếu như bác sĩ bảo bị chấn động não không nên di chuyển thì trăm sự nhờ bác sĩ” câu nói kèm theo một chiếc phong bì nhỏ tuồn vào túi áo blue trắng. Ngay đêm ấy nạn nhân nữ được chuyển đi và Hương cũng không gặp lại nạn nhân ấy nữa.
Bệnh nhân H vẫn tiếp tục hôn mê sâu và được chuyển vào phòng điều trị tự nguyện tiếp tục điều trị do nhà có điều kiện nên có thuê cả người phục vụ để tiện cho việc lau người và thay rửa cho bệnh nhân. Hương vẫn là bác sĩ chính phụ trách việc điều trị cho bệnh nhân, do được bố mẹ bệnh nhân khá hậu hĩnh trong việc bồi dưỡng nên Hương cũng nhiệt tình qua lại bệnh nhân H để theo dõi tình hình. Thời gian đầu thì bố mẹ bệnh nhân cũng túc trực, nhưng sau vì công việc nên chỉ có buổi trưa và chiều tối ghé qua, người mẹ thì đêm nào cũng ngủ lại với con trai rồi sáng lại tất tả về nhà thay đồ để đi làm sớm. Chưa buổi tối nào Hương không thấy nước mắt người phụ nữ ấy ngừng rơi cả. Những giọt nước mắt khóc cho đứa con trai đua đòi ăn chơi bằng những đồng tiền cha mẹ phải bỏ xương máu ra mà kiếm về.
Tuần đầu tiên Hương cũng chỉ thấy có người nhà dưới quê và bạn bè cơ quan của gia đình đến thăm chứ không thấy bóng dáng của người bạn nào của bệnh nhân. Những người nhà lên thăm bao giờ cũng được dặn câu “Về không cho ông bà nội biết! có hỏi bảo nó đi thực tập rồi”. Sang tuần thứ 2 bắt đầu có bạn của bệnh nhân đến, Hương dễ dàng nhận ra một đám trai gái ăn mặc sành điệu, đầu nhuộm xanh đỏ, tóc vuốt ngược, ngồi phía ngòai đùn đẩy nhau “Thằng này vào đi! Vào đưa quà rồi ra thôi!” tiếng thằng được đưa đẩy đáp lời “Mày đi mà vào ghê bỏ con mẹ! toàn máu với mùi sát trùng! Con Vân vào đi! Chồng mày còn gì?” tiếng đứa con gái tru tréo “Mày điên ah! Chồng con gì giờ này! Có bay với nhau nữa *** đâu! Tự dưng bắt tao vào đây theo chúng mày! Đưa quà nhanh rồi còn về! Hãm *** chịu được”. Mãi rồi chúng nó cũng đùn đẩy cho một thằng thấp bé nhất vào để vội gói đường sữa lên bàn rồi chạy ngay ra ngòai với đám bạn “Ghê vkl! Tòan dây dợ cắm khắp người, đầu thì cạo mất nửa băng bó đầy máu! Thế còn *** là người! chả hiểu nó bay kiểu gì mà xòe! Ngu vãi lúa”, tiếng mấy đứa con gái ré lên “Khiếp! Thôi té đi! Thế là được rồi! hôm nào xuất viện tính sau! bik có bay được nữa không!”
Hôm khác Hương lại gặp được 1 cô tiểu thư váy áo xúng xính như công chúa đứng lóng ngóng bịt mũi ngoài cửa phòng bệnh nhân, thấy Hương đi qua liền gọi “Cô cho cháu hỏi có phải H nằm trong đây không ạ” Hương nhíu mày bởi cái giọng hỏi như ra lệnh “Đúng rồi giường số 2 ấy” rồi định đi tiếp nhưng cô tiểu thư đã níu lại “Cháu nhờ cô chuyển cho H cái này nhé! Rồi đưa túi cam cho Hương không quên dúi vào túi áo Hương 50k, vừa gật đầu định quay vào chợt có thêm một đứa bạn cô bé chạy ra từ khu nhà wc “Tởm quá! Chưa thấy cái nhà vệ sinh nào như ở đây! Đi thôi không tao nôn mất! Rồi kéo luôn cô bé kia đi ra” chỉ còn vọng lại những từ “Khiếp tao cũng ốm vì mùi sát trùng! Chịu không vào đây được lần nữa”. Hương lắc đầu “đúng là ngưu tầm ngưu mã tầm mã” ăn chơi như thế thì chỉ có bạn kiểu đấy thôi.
Một hôm hương đanh định vào thăm khám cho H thì bỗng có tiếng nhỏ nhẹ đằng sau “Bác sĩ ơi! Cho cháu hỏi tí được không ạ”, quay lại nhìn Hương thấy một cô bé nhỏ nhắn gương mặt dễ thương nhìn là có thiện cảm, chiếc kính nhỏ xinh trên đôi mắt không che được sự cương nghị và rắn rỏi trong đôi mắt ấy. Hương đáp lời “Uhh cháu hỏi gì?” cô bé ấp úng “Đây có phải là phòng nằm của anh H không ạ”, Hương đáp lời “Đúng rồi! cháu là người nhà ah?” cô bé hơi cắn hàm răng trắng bóc vào đôi môi bé xíu “Không ạ! Cháu là bạn ah”. Hương hơi ngỡ ngàng vì so với cái đám bạn đã đến thăm bệnh nhân thì Hương không nghĩ là cô bé dễ thương hiện dịu này lại là bạn của bệnh nhân nhưng Hương vẫn niềm nở “H nằm trong kia! Cháu chờ cô thăm khám xong thì vào cũng được!” rồi cất bước đi vào để cô bé ngồi lại ghế chờ trong trạng thái bồn chồn hiện rõ trên gương mặt đẹp dịu dàng nết na. Lúc trở ra chưa kịp cất lời cô bé đã tiến đến Hương hỏi “Bác sĩ ơi thế anh ấy bị làm sao ạ! Có nặng không? Liệu có đi học được khôgn ạ”, Hương thầm nghĩ “Đúng là khác một trời một vực, đám bạn đầu thì lo có bay được không, cô bé này thì lại lo có học được không” nhưng vẫn điềm đạm trả lời “Bị tụ máu não, hôn mê sâu, đang điều trị chưa rõ khi nào tỉnh nên học hành thì cũng chịu thôi”. Ánh mắt cô bé ấy có gì đó thảng thốt giọng run run hỏi “Liệu c..ó v..ấn đề gì không bác sĩ”, nhìn ánh mắt lo lắng sợ hãi Hương không dành lòng liền động viên “Ca này cũng nhẹ thôi hy vọng là vài tháng sẽ tỉnh”. Cô bé chào Hương rồi đi vào phòng bệnh nhân đặt chiếc túi cam lên bàn và kéo ghế ngồi cạnh đưa ánh mắt lặng lẽ nhìn bệnh nhân.
Từ hôm ấy cứ 2-3 ngày Hương lại gặp cô bé 1 lần, đôi mắt rắn rỏi lúc vào phòng khi nào đi ra cũng mọng nước, cứ ngồi gần giường là nắm chặt tay bệnh nhân bờ vai rung lên từng đợt bởi tiếng khóc câm lặng. Hẳn là cô bé ấy phải có một tình cảm nào đó sâu đậm lắm, ở đời thật trái ngược, những thằng con trai như này mà vẫn có được tình cảm chân thành đến vậy kể cũng lạ. Cũng có hôm cô bé gặp được mẹ nạn nhân bà như nhận ra cô bé ấy cầm lấy tay mà nức nở “Sao chúng mày lại bỏ nhau! Từ ngày cháu không đến nhà nữa nó đổ đốn ra thế! Không đêm nào chịu ở nhà! Hôm qua cô lên trường xin tạm dừng cho nó người ta báo nó lưu ban và học kỳ vừa rồi trượt gần hết có khả năng bị đuổi học! Sao mà cô khổ thế này” người con gái hàng ngày vẫn rung bờ vai lên bên bệnh nhân chợt rắn rỏi lạ thường “Không sao đâu bác! Anh ấy khỏe lại cháu và bạn bè sẽ động viên anh ấy học! Vẫn còn kịp để trả nợ các môn và học tiếp mà! Cháu tính rồi bác đừng sợ”, sau những lời an ủi Hương lại thấy cô bé ấy đứng cuối hành lang mà ôm mặt khóc dường như không muốn ai thấy bờ vai nhỏ nhắn ấy đang rung lên từng đợt mãnh liệt.
Một buổi sáng Hương gặp lại cô bé ấy ở hành lang, dường như cô bé ấy cố y’ chờ Hương để nói chuyện, vừa mỉm cừoi chào cô bé thì Hương đã thấy cô bé lên tiếng “Bác sĩ ơi! Cháu nhờ bác sĩ một việc được không ạ?” Hương hơi ngạc nhiên nhưng vẫn đáp lời “Uhh cháu nói đi! Có việc gì vậy” cô bé lấy hơi rồi trả lời “Cháu có việc trong 2 tuần tới không vào được với anh H, nếu anh ấy có chuyển biến gì cô điện cho cháu nhé rồi đưa cho tôi một mảnh giấy ghi họ tên và số điện thoại, “một cái tên thật đẹp” hương thầm nghĩ và trả lời “Uhh được cô sẽ điện cho” nhưng Hương đã không thể điện được cho cô bé ấy vì cái mảnh giấy Hương làm thất lạc ngay sau đó và một biến cố mới xảy ra.
Bệnh nhân H đã dần khá lên các kết quả chụp cắt lớp cho thấy các vết tụ máu đã giảm đi đáng kể, bác sĩ trưởng khoa cũng đánh giá “tiến triển tốt, chắc sẽ hồi tỉnh sớm” và chỉ sau 3 ngày kể từ khi có cái đánh giá đấy H đã tỉnh dần, tri giác cũng hồi phục chỉ có cơ thể là vẫn yếu do nằm im một chỗ và duy trì bằng truyền nước và chất bổ. Bác sĩ triển khoa tiến hành khám trực tiếp các phản xạ và tri giác thì thấy khá tốt trí nhớ không bị ảnh hưởng các giác quan bình thường chỉ có thị giác hơi kém một chút, phản xạ cơ tay chân và phản xạ đau tốt. Bác sĩ trưởng khoa gật gù “Thế là tốt rồi! điều trị thêm và không để quá kích động là được” dặn bà mẹ thêm mấy câu nữa rồi bác sĩ ra ngòai.
Bệnh nhân H hồi phục sức khỏe khá nhanh đã có thể ngồi dậy vận động tuy chưa đi lại được, nói năng đã lưu loát hơn. H chủ yếu hỏi tôi về Lan cô bé vào viện cùng nhưng tôi không có thông tin gì cũng chỉ nói là Lan đã vào viện khác có chuyên môn hơn. Cũng có tối đi qua tôi thấy H hỏi mẹ “Lan thế nào rồi mẹ! đã khỏe hơn chưa” tiếng người mẹ đáp lời “Nó vẫn bó bột chưa đi lại được con cứ khỏe hẳn đi rồi qua thăm nó”.
Một buổi sang hội chuẩn bác sĩ thông báo H đã có thể về nhà điều trị tại nhà vì mọi thứ đã ổn định chỉ về nhà và uống thuốc, các vết máu tụ cũng tan gần hết chỉ cần tích cực nghỉ ngơi không bị kích động sẽ có thể bình thường sau 2 tháng nữa. Hương thông báo cho người mẹ để bà nghỉ việc về sớm sửa soạn cho H về. Buồi chiều Hương tạt qua để thăm khám lần cuồi và chào bệnh nhân thì nghe tiếng 2 mẹ con nói chuyện “Con đã khỏe hẳn rồi bây giờ con bắt taxi qua chỗ Lan trước! mẹ đưa đồ về nhà rồi con về sau” tiếng người mẹ khẩn khỏan “Thôi để khi khác giờ về đã”, tiếng H lại vang lên quyết liệt “Khôgn! Con không đi về giờ đâu! Mẹ bảo chờ bác sĩ cho về mới cho qua thăm! Giờ con phải qua thăm! Không khôgn bao giờ về đâu”, người mẹ vẫn nài nì “Thôi cứ về đi! Để cho nó nghỉ ngơi đã rồi sang thăm sau” nhưng H đã cất giọng giận dỗi “Không! Mẹ ở đây cho tên con bệnh viện con đi trước! Tối con về sau” rồi phăm phăm bước xuống giường. Tiếng người mẹ nức nở gào lên “Đi đâu nữa! Nó đi rồi con ơi! Lan nó đi rồi! Hôm nay là 49 ngày nó rồi con ơi” có 1 khoảng tĩnh lặng gần 1 phút trước khi có tiếng gào lên thảm thiết của H “Không! Mẹ nói dối! Lan của con! Lan của con! Không thể nào chết! mẹ nói dối”, tiếng người đàn bà vẫn nức nở “Nó đi ngay đêm hôm đấy rồi con ơi! Bình tĩnh lại đi! Dù sao cũng là cái số! do tai nạn thôi không phải do con”, H vẫn gào lên như một con thú dữ mất con “Không! Là do con! Là do tôi! Lan chết tại con! Con đã ép Lan chết” và tiếng khóc lóc gào thét đập phá vọng ra.
Hương chạy vội vào nhìn cảnh tượng người mẹ đang cố gắng níu người con gương mặt đang méo mó một cách khủng khiếp, cái miệng gào hết cỡ trong những dòng nứoc mắt lăn dài trên mặt, quần áo xộc xệch vì bị giữ lại, giường như H đang cố nhảy khỏi cửa sổ, tay chân đánh liên tục vào mẹ “Không các người nói dối, chúng mày nói dối tao! Lan không chết” Hương chạy vội vào giữ lại nhưng những cánh tay chân của H liên tục đánh ra làm Hương lảo đảo, phải thêm vài người nữa xông vào giữ cùng với Hương mới yên được, nhưng cái miệng H méo mó không ngừng chửi bới gào thét. Không còn cách nào Hương bắt buộc phải tiêm cho H một mũi thuốc mê để những tiếng gào thét ấy nín lại nhưng khuôn mặt H vẫn méo mó đến dị dạng thể hiện một nỗi đau cực kỳ lớn.
Từ hôm ấy cứ tỉnh là H gào thét chửi bới, không còn nhận ra ai, ai vào cũng đòi trả lại Lan, ai vào cũng bảo quân lừa đảo. Và thêm một lần hội chuẩn nữa H đã được chuyển qua khoa tâm thần để điều trị và Hương đã không gặp lại H thêm một lần nào nữa…
Chương 29 – Trở về
Chuyến tàu từ Nam ra Bắc đang tiếng dần vào ga hàng cỏ, một giọng nữ nhẹ nhàng đọc những lời hướng dẫn xuống tàu cũng như lời chào của đường sắt việt nam gửi đến những khách trên tàu. Tôi bồi hồi nhìn qua ô cửa sổ có những tấm lưới chắn để ngắm Hà Nội, trời mới gần 4h sáng nên vẫn tối quá tôi không nhìn ngắm được gì nhiều qua ánh đèn đường lờ mờ. Hít thật sâu vào lồng ngực để cảm nhận được không khí tĩnh lặng thường thấy của mỗi buổi sáng Hà Nội, tôi nhớ năm nào dậy sớm chạy bộ ra sân y đá bóng mỗi người góp với nhau 2k để trả tiền sân, đá xong rồi nhà ai người nấy về để rồi hôm sau gặp nhau lại như mới tinh chưa từng quen biết.
Tiếng chuông điện thoại reo vang kéo tôi về với thực tại, dòng chữ papa hiện lên trên cái màn hình điện thoại khiến tôi vội vàng nhấc máy “Về đến đâu rồi con! Bố đang ở ngòai cổng ga nhé” giọng bố tôi trầm ấm và tình cảm lạ thường không còn cái giọng mày tao tự thủa nào khiến tôi bồi hồi xúc động “Vâng tàu đang vào ga bố ạ! Ra đến cổng con điện lại cho bố”.
Bước xuống sân ga để gió sớm lạnh lẽo thốc vào người, tôi cảm thấy đỡ ngột ngạt hẳn. Vậy là tôi đã về Hà Nội rồi, tôi đã về sau gần 2 năm chính xác là 1 năm và 8 tháng điều trị xa nhà. Tôi không nhớ mình đã ra đi thế nào chỉ biết rằng bác sĩ khuyên tôi cần tránh xa mọi cảnh vật quen thuộc, mọi người thân thiết để tâm trí được bình thản và điều trị nốt vết máu tụ. Và tôi đã lên đường vào ở nhờ nhà người quen trong Nam để điều trị tại một bệnh viện trong đấy. Giờ đây khi mà mọi thứ đã lùi lại phía sau tôi lên tàu về với Hà Nội về với bố mẹ về với gia đình dòng họ, về để bù đắp lại những gì tôi đã gây ra.
Bố đón tôi với gương mặt khắc khổ và già hơn trước rất nhiều, có cảm giác bố đã già hơn 10 tuổi, gương mặt đã hằn thêm nhiều vết nhăn, mái tóc hoa râm ngày trước giờ đã bạc gần hết. Đưa bàn tay đã có vết chai sạn xuất hiện đỡ đồ cho tôi nhưng tôi đã từ chối “Con tự xách được mà bố”, bố tôi ôm lấy tôi vào lòng như xa cách từ lâu lắm. Tôi ngỡ ngàng bởi trong ky’ ức của tôi chưa bao giờ bố tôi ôm tôi vào lòng thế này cả, chỉ đơn thuần là đánh, chửi, mắng và đay nghiến. Bố buông tôi ra rồi vỗ vai giọng trầm ấm “Về nhà thôi con! Xe bố để ngòai kia rồi”
Tôi ngỡ ngàng khi bố dắt con wave alpha xanh màu nước biển ra để đèo tôi về “Xe kia nhà mình đâu hả bố” tôi cất giọng hỏi khi để chiếc balo lên đằng trước. Bố tôi hơi ấp úng “À…. à hai xe kia nhà mình bán rồi chẳng ai đi mấy lấy mua cái xe rẻ rẻ này để nhà cho tiện”, tôi thầm thắc mắc “không biết bố tiết kiệm tự bao giờ thế nhỉ” nhưng vẫn lên xe định cầm lái đi về. Nhưng bố tôi đã tranh lấy đầu xe mà bảo “Con ngồi ra sau đi! Để bố đèo cho” tôi hơi ngạc nhiên “Con vẫn nhớ đường về nhà mà bố! Với lại trong kia con cũng vẫn đi xe của chú Hùng mà”. Bố tôi vẫn không nhường lại xe “Cứ ngồi ra sau đi nhà mình bây giờ chuyển rồi! con không biết đường đâu để bố đèo cho”. Thêm một lần ngỡ nàng tôi ngồi ra sau lưng bố “Sao thay đổi nhiều thế nhỉ? Nhà cũ đang to đẹp mà”
Bố chở tôi càng ngày càng xa khỏi trung tâm thành phố, rẽ vào một con phố nhỏ đường gồ gề chỉ có đất và cỏ dại mọc ven đường, rẽ vào những ngách sâu hơn mãi rồi bố tôi cũng dừng xe trước một ngôi nhà 2 tầng bé xíu tầm 35m2 khiến tôi ngơ ngác “Nhà ai đây hả bố?” bố tôi vừa đáp vừa dựng xe mở cổng “Nhà mình đây con ạ! Thế này là 3 người thỏai mái rồi”. Cánh cổng sắt hoen rỉ mở ra kêu những tiếng két khô khan làm tôi hơi rung mình. Bên trong là những mặt hàng tạp hóa nhỏ được xếp ngăn nắp trên một khay gỗ dạng bậc thang và một ít nữa thì để trong cái tủ kính nhôm phía trong.
Thêm một lần nữa tôi lại phải cất tiếng hỏi “Hàng hóa này là thế nào bố! Nhà mình cho thuê ah?” bố không ngoảnh lại đáp lời “Không của mẹ mày đấy! Ở nhà bán hàng cho đỡ buồn” Tôi cứng họng định hỏi việc sao mẹ không đi làm nữa thì đã thấy bóng mẹ đi ra, vẻ qúy phái thường ngày của mẹ tôi như lặn đâu cả, vết chân chim dường như hằn sâu vào mí mắt hơn, gương mặt đã có chút nức nở chạy ra với tôi “H đấy ah con! Khổ thân con! Có khỏe không! Có dói không mẹ nấu cái gì ăn nhé! Mì với trứng nhé” nói xong mẹ tất tả chạy ra chỗ hàng tạp hóa để nhặt mì với trứng. Tôi thấy nghẹn đắng trong họng dù đói cũng cố cất lời “Con không đói đâu mẹ ah! Chỉ hơi buồn ngủ thôi ah”, mẹ liền vội vã quay vào “Thế lên phòng đi phòng ngoài con nhé! Phòng rộng nhất trên tầng ấy”.
Bước từng bước trên cái cầu thang chỉ vừa đủ cho một người đi tôi bước vào cái phòng mà mẹ chỉ, rộng tầm 20m2 chỉ bằng 1/3 cái phòng của tôi ngày trước. Căn phòng cũng có cửa sổ và cửa mở ra hành lang , cánh cửa được che chắn bởi tấm ri đô mỏng chứ không phải là rèm kéo như phòng tôi ngày xưa. Chiếc giường cũ kĩ đã tróc những lớp vecni, phòng không có điều hòa mà chỉ có một chiếc quạt cây hoa sen nhỏ. Chiếc máy tính trên bàn ngày xưa của tôi cũng chẳng còn, chắc cũng cùng một lí do với những chiếc xe máy. Tôi với tay bật chiếc quạt để nó phát ra những tiếng kèn kẹt vì khô dầu và cánh lệch. Thả mình xuống chiếc giường chỉ độc có một cái chiếu và cái vỏ chăn mỏng.
Tôi nằm xuống mà không tài nào ngủ được, gia đình tôi hẳn phải trải qua chuyện gì ghê gớm mới thế này. Tôi không hiểu làm sao từ ngôi nhà bề thế lại về đây, tôi không hiểu mẹ sao lại ở nhà bán hàng, bố lại khắc khổ đến thế. Liệu có phải do tôi không hay do lí do nào đấy, bứt rứt mãi trong người rồi tôi cũng quyết định để ngày mai sẽ hỏi cho rõ từng vấn đề này….