Không ít người cứ đánh răng là có cảm giác buồn nôn, hoặc nôn. Theo các bác sỹ, cần cẩn trọng với những biểu hiện này, bởi có thể bạn đang mắc phải một số bệnh nguy hiểm.
Dấu hiệu của nhiều loại bệnh?
Chị Nguyễn Thanh Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cứ mỗi buổi sáng khiđánh răng, chỉ cần cho bàn chải vào miệng là chị lại thấy buồn nôn và không thể đánh răng được.
Tương tự như vậy, chị Hoàng Thị Mai (Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng than thở: “Gần đây tôi hay bị nôn ói khi đánh răng, cứ tưởng là do bàn chải hoặc kem đánh răng nhưng không phải. Tôi đã thay đổi nhiều loại kem đánh răng khác nhau nhưng vẫn bị. Sức khỏe của tôi vẫn bình thường. Cảm giác buồn nôn mỗi khi cho bàn chải vào miệng thấy rất khó chịu”
Đem những thắc trên hỏi các nhà chuyên môn, chúng tôi được bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn, tại Phòng khám đa khoa Toàn Khánh (Âu Cơ, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội) giải thích, trong quá trình khám và điều trị, phòng khám cũng tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân với những triệu trứng như của chị Mai và chị Hà.
Theo bác sĩ Tuấn, sở dĩ xảy ra tình trạng này có thể do hai khả năng. Thứ nhất, có khả năng bệnh nhân bị mắc phản xạ nôn. Phản xạ nôn xảy ra khi bị kích thích một thụ thể trong vùng họng miệng sẽ gây nên buồn nôn. Khi bị căng thẳng quá mức, nhất là nếu tình trạng căng thẳng đó liên quan tới sự sợ hãi không thở được thì phản xạ nôn có thể tăng lên. Nếu mắc phải phản xạ nôn, thì việc đánh răng sẽ trở nên khó khăn, vì vậy mỗi lần đánh răng sẽ buồn nôn hoặc nôn khan.
Khả năng thứ hai, có thể đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh. “Các loại bệnh thường xảy ra với triệu trứng này liên quan đến đường hô hấp trên. Những trường hợp viêm mũi họng, viêm sưng amidan hay viêm xoang, viêm họng mạn tính… thì sau một đêm ngủ dậy, trong cổ thường có đờm ứ đọng nên khi chải răng, sẽ kích thích gây phản xạ nôn”, bác sĩ Tuấn cho biết.
Ngoài ra, theo bác sĩ Tuấn, thì triệu trứng nôn ói cũng có thể là biểu hiện của các bệnh như trào ngược dạ dạy thực quản, viêm thực quản, phụ nữ thai nghén, nhiễm ký sinh trùng, thậm chí có thể bị u thực quản, u sàn miệng, u lưỡi, u vòm họng….
Cùng quan điểm này, bác sĩ Dương Phước Hưng, Giảng viên Trường Đại học Y Dược, TP.HCM, kiêm phụ trách về bệnh lý hậu môn trực tràng của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng: Triệu chứng buồn nôn hoặc nôn khan vào buổi sáng nhất là khi đánh răng là triệu chứng của bệnh GERD (bệnh viêm thực quản do trào ngược), ngoài triệu chứng buồn nôn khi đánh răng, bệnh nhân có thể kèm theo một số triệu chứng khác như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, cảm giác nghẹn ở ngực khi ăn, cảm giác có hột me ở cổ … và một số triệu chứng của dạ dày như đầy bụng, ăn chậm tiêu, đau âm ỉ vùng thương vị.
Nên đi khám càng sớm càng tốt
Theo lời khuyên của bác sĩ Tuấn, trước tiên bạn thử khắc phục hiện tượng buồn nôn khi đánh răng buổi sáng theo một số gợi ý như sau: Thay thử sang loại thuốc đánh răng khác xem có hạn chế được tình trạng trên hay không? Chú ý đánh răng đúng cách, không để cho thuốc đánh răng vào sâu trong họng quá, không đánh răng mạnh, nhanh và vội vàng dễ gây kích thích vùng hầu họng tạo phản xạ nôn.
Bên cạnh đó, bạn thử nhắm mắt lại và tập trung vào nhịp thở, phải nhớ là thở bằng mũi trong khi đánh răng. Thông thường phản xạ nôn mạnh hơn khi đánh răng sau, vì thế bạn nên mím môi lại khi đánh. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia (nếu có), cà phê, nước uống có gas, các chất chua, cay, hoặc không ăn quá no nhất là buổi tối. Ngoài ra bạn nên xổ giun định kỳ 6 tháng/lần.
“Trong trường hợp, nếu khi bạn đã thay đổi bàn chải, cách đánh răng rồi mà vẫn còn bị ói thì bạn nên đi đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn điều trị. Tìm đc nguyên nhân thì mới xử lý được, tránh trường hợp cứ nghĩ nôn là dính với bệnh đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng… tự mua thuốc uống, lãng phí thời gian và tiền bạc dẫn đến điều trị không hiệu quả”, bác sĩ Tuấn nói.
Đưa ra lời khuyên cho những bệnh nhân có những triệu trứng này, bác sĩ Phước Hưng cho biết, nếu triệu chứng này không tái đi tái lại nhiều lần thì có thề không cần điều trị gì nhiều, mà chủ yếu là thay dổi chế độ ăn cho phù hợp: ăn ít các gia vị cay mồng, thức ăn chua, nên ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa như rau xanh, hoa quả,…
Còn trong trường hợp, triệu chứng này cứ tái đi tái lại nhiều lần thì tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để tầm soát viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và viêm thực quản sớm để được điều trị triệt để. Hai bệnh này nên chữa càng sớm càng tốt vì rằng nếu để kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nặng nề.
Bác sĩ Phước Hưng nhấn mạnh: “Để chẩn đoán chính xác bạn nên đi nội soi dạ dày để đánh giá mức độ của trào ngược thực quản. Trường hợp còn nhẹ thì nội soi chưa phát hiện, nếu bắt đầu có triệu chứng viêm thực quản thì nội soi sẽ đánh giá theo phân loại LA-A hay LA-B hay LA-C, mức độ A là nhẹ nhưng từ mức độ B trở lên là nặng cần điều trị đúng mức, nếu kết quả là viêm thực quản Barrett thì là giai đoạn nặng nhất, phải điều trị tích cực”
Theo Nguoiduatin
Xem thêm video học sinh lớp 9 yêu chị 18