Một bệnh nhân nam sau khi phát hiện bị đau răng, lở loét miệng không kịp thời điều trị, 2 tháng sau khám phát hiện ung thư. Đây là lời nhắn để chúng ta quan tâm hơn đến sức khỏe.
Từ đau răng đến ung thư miệng chỉ mất 2 tháng
Mới đây, một cụ ông ở Quý Châu (Trung Quốc) đã gặp phải tình huống trớ trêu khiến ông vô cùng ân hận và phải kể câu chuyện của mình cho nhiều người biết để phòng tránh.
Tình cờ một hôm ông thấy đau răng, nghĩ là đau răng sâu hoặc rụng nên ông vẫn cứ để vậy chờ vài ngày xem nó có tự khỏi hay không. Những lần trước đau gì ông cũng chờ thêm vài ngày là bệnh thuyên giảm. Nghĩ rằng lần này cũng thế.
Tuy nhiên vài hôm sau đó thì đau lan sang vùng vòm miệng. Ông vẫn nghĩ rằng có thể là cùng một nguyên nhân, đau răng miệng, nhưng càng lớn tuổi thì vấn đề sức khỏe chắc sẽ phức tạp hơn trước, nên ông lại chờ thêm vài ngày.
Sau đó, ông tiếp tục nhìn thấy những viết loét nhỏ xuất hiện, nghĩ là không ngồi “ôm gối chờ” được nữa, ông tự đi mua ít thuốc về uống, thử tự điều trị xem uống thuốc có khỏi không.
Nhưng lần này, mọi chuyện đã khác trước, miệng ông đã lở loét mỗi ngày một nhiều hơn, buộc ông phải vào Bệnh viện Ung bướu Quý Châu (TQ) để kiểm tra chi tiết.
Theo nhận định của TS.Bác sĩ Khương Khởi Ninh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu Quý Châu, bệnh viêm loét miệng nếu bị lặp đi lặp lại kéo dài cả tháng không khỏi, là dấu hiệu của mầm bệnh ung thư đã phát triển.
Vì thế, bệnh nhân được chỉ định kiểm tra sinh thiết chẩn đoán ung thư.
Thật không may, kết quả tồi tệ cũng đã đến. Theo các bác sĩ, ông bị ung thư vòm miệng giai đoạn giữa, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay để giảm thiểu tình trạng bệnh phát triển.
Thông thường, bệnh loét miệng nếu không sinh ra do nhiễm trùng, chỉ từ 7-10 ngày là có thể tự khỏi hoặc uống thuốc sẽ khỏi.
Nếu vượt quá một tháng viêm loét, nghĩa là tình hình đã nghiêm trọng, cần phải đến BV để kiểm tra sinh thiết xem có chứa mầm bệnh ung thư hay không.
Khi mầm bệnh ung thư xuất hiện, nếu không kịp thời can thiệp y tế, lở loét sẽ nghiêm trọng hơn, dẫn đến không thể can thiệp y tế để cứu bệnh nhân.
Loét miệng là dấu hiệu không nên coi nhẹ
Bác sĩ Ninh nhấn mạnh, mặc dù bệnh nhân nói rằng mới phát hiện bệnh chỉ từ 2 tháng trước, nhưng trên thực tế, bệnh này đã tiềm ẩn và phát triển ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước, nếu bệnh nhân không để ý kỹ sẽ không nhận ra.
Bác sĩ Ninh giải thích, mầm ung thư miệng được hình thành ít nhất trong vòng vài năm hoặc lâu hơn. Quá trình tổn thương do ung thư miệng cũng được báo trước bằng những dấu hiệu lở loét diễn ra lặp lại và tái phát nhiều lần ở mức nhẹ.
Càng về sau, vết loét mới càng nặng hơn, lây từ vòm miệng sang phần cuống lưỡi và đầu lưỡi. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là màu sắc của lưỡi thay đổi, mảng trắng bám nhiều hơn.
Trên lâm sàng, bệnh nhân bị ung thư miệng thường bị ảnh hưởng đến ngôn ngữ, hình dáng khoang miệng, ăn uống. Lâu dần ung thư sẽ lây lan đến phổi và bạch huyết.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ phải thông qua các lần phẫu thuật để loại bỏ các vùng bị tổn thương, cắt bỏ mô nướu răng và xương liên quan, cắt bỏ khối u xong sẽ làm cho khuôn mặt bị khiếm khuyết. Dần dần sau đó sẽ phải khôi phục hình dáng khuôn mặt và chức năng miệng.
Tiến sĩ Ninh nhắc nhở, nhiều người thường không coi trọng những dấu hiệu cảnh báo vết thương ở miệng, luôn nghĩ rằng nó sẽ tự khỏi mà bỏ qua việc khám trong một vài tháng đầu. Khi bị nặng hơn mới đi khám thì bệnh đã rơi vào giai đoạn giữa hoặc cuối kỳ, rất khó can thiệp y tế.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh ung thư vòm miệng, tiến sĩ Ninh đề nghị mọi người nên vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ, hạn chế uống rượu, ít nhai trầu hoặc ăn các món ăn gây hại trực tiếp cho các niêm mạc vòm miệng.
Khi bị các bệnh về răng lợi cũng cần phải khám chữa kịp thời để điều trị tận gốc từng vấn đề cụ thể, tránh lây chéo sẽ khiến bệnh diễn tiến xấu đi trong tương lai.
Loét miệng là dấu hiệu không nên coi nhẹ
Bác sĩ Ninh nhấn mạnh, mặc dù bệnh nhân nói rằng mới phát hiện bệnh chỉ từ 2 tháng trước, nhưng trên thực tế, bệnh này đã tiềm ẩn và phát triển ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước, nếu bệnh nhân không để ý kỹ sẽ không nhận ra.
Bác sĩ Ninh giải thích, mầm ung thư miệng được hình thành ít nhất trong vòng vài năm hoặc lâu hơn. Quá trình tổn thương do ung thư miệng cũng được báo trước bằng những dấu hiệu lở loét diễn ra lặp lại và tái phát nhiều lần ở mức nhẹ.
Càng về sau, vết loét mới càng nặng hơn, lây từ vòm miệng sang phần cuống lưỡi và đầu lưỡi. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là màu sắc của lưỡi thay đổi, mảng trắng bám nhiều hơn.
Trên lâm sàng, bệnh nhân bị ung thư miệng thường bị ảnh hưởng đến ngôn ngữ, hình dáng khoang miệng, ăn uống. Lâu dần ung thư sẽ lây lan đến phổi và bạch huyết.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ phải thông qua các lần phẫu thuật để loại bỏ các vùng bị tổn thương, cắt bỏ mô nướu răng và xương liên quan, cắt bỏ khối u xong sẽ làm cho khuôn mặt bị khiếm khuyết. Dần dần sau đó sẽ phải khôi phục hình dáng khuôn mặt và chức năng miệng.
Tiến sĩ Ninh nhắc nhở, nhiều người thường không coi trọng những dấu hiệu cảnh báo vết thương ở miệng, luôn nghĩ rằng nó sẽ tự khỏi mà bỏ qua việc khám trong một vài tháng đầu. Khi bị nặng hơn mới đi khám thì bệnh đã rơi vào giai đoạn giữa hoặc cuối kỳ, rất khó can thiệp y tế.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh ung thư vòm miệng, tiến sĩ Ninh đề nghị mọi người nên vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ, hạn chế uống rượu, ít nhai trầu hoặc ăn các món ăn gây hại trực tiếp cho các niêm mạc vòm miệng.
Khi bị các bệnh về răng lợi cũng cần phải khám chữa kịp thời để điều trị tận gốc từng vấn đề cụ thể, tránh lây chéo sẽ khiến bệnh diễn tiến xấu đi trong tương lai.
Nguồn Soha
Xem thêm: Sashimi món ăn đường phố Nhật Bản, nhìn miếng cá khổng lồ thèm quá